Suy dinh dưỡng chiều

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 68)

cao 41/3493 1.17

12 Bệnh tai chân miệng 14/3493 0.40

13 HIV 0 0

14 Tăng cân 3258/3493 93.27

15 Đứng cân 144/3493 4.12

STT Nội dung Tổng số trẻ bị các bệnh Tỉ lệ %

17 Khám sức khỏe 3493/3493 100

18 Tẩy giun 3233/3493 92.55

19 Uống vi tamin A 1265/3493 36.21

20 Theo dõi biểu đồ 3493/3493 100

Tổng số trẻ ở 11 trường khảo sát là 3493 trẻ qua đánh giá của bộ phận y tế dự phòng huyện phối hợp với gia đình và địa phương thì có đến 60% các trường đạt loại tốt, 40% đạt loại khá, tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ chúng ta cần lưu ý đến tình hình trẻ có các bệnh như thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng cân nặng, suy dinh dưỡng chiều cao, trẻ bị bệnh tay chân miệng, số trẻ bị sâu răng, cận thị, viêm tai mũi họng, trẻ bị bệnh tim, bên cạnh đó cần chú ý tình hình trẻ tăng cân có hợp lý không, trẻ đứng cân và trẻ sụt cân.

Điều 76 Luật Giáo dục nêu rõ nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp vối gia đình trẻ và cộng đồng để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ, đồng thời luật cũng đã khẳng định “giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” mọi tổ chức, gia đình, cộng đồng đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng mội trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhà trường thực hiện công tác phối hợp với gia đình, xã hội nhằm thống nhất quan điểm nhận thức và hành động chăm sóc trẻ khoa học.

trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng

2.3.1. Những mặt thành công

Từ những thực trạng trên chúng tôi thấy rằng, công tác GDSK cho học sinh các trường tiểu học huyện Nghi Xuân ít nhiều đã đạt kết quả. Có được điều này, đó là có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban Giám hiệu các nhà trường. Mặt khác, giáo viên đã nhận thức vai trò quan trọng của sức khỏe đối với con người và từng bước các điều kiện dạy học về GDSK cũng đã được cải thiện, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet giáo viên có thể tải các trang tin, hình ảnh về sức khoẻ và công tác GDSK để làm tư liệu dạy học... Trình độ dân trí hiện nay đã tiến bộ nên việc giáo dục sức khỏe tổ chức cho học sinh nhận thức được chính lối sống hiện đại ngày càng tăng làm cho sức khỏe ngày càng xuống cấp. Cơ sở vật chất được đầu tư từ các dự án đáp ứng tốt cho công tác giáo dục nói chung và GDSK nói riêng.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Tuy nhiên, công tác giáo dục trong đó có GDSK ở các trường tiểu học huyện Nghi Xuân vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Đó là về mặt nhận thức, thái độ, hành động và việc sử dụng các biện pháp GDSK cho học sinh còn nhiều hạn chế, sở dĩ còn tình trạng trên là vì:

Giáo viên chưa được đào tạo chuyên môn, tập huấn về công tác GDSK. Nội dung GDSK chỉ được đề cập đến trong môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học và Thể dục hoặc một số chuyên đề của ban y tế trường.

Mặt khác, ngay cả trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm nội dung GDSK chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, giáo viên chưa đủ kiến thức và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ GDSK. GDSK được lồng ghép trong các môn học nhưng chưa có giáo dục sức khỏe trong nhà trường còn quá ít, chưa có tài liệu hướng dẫn một cách rõ ràng cách giảng dạy kiến thức GDSK và các kỹ năng cần thiết thông qua các môn học. Mặt khác, do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các thiết bị nghe - nhìn nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn, giáo viên ít có điều kiện để cập nhật thông tin về GDSK trong khu vực và quốc tế, cảnh quan trường học, lớp học nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện GDSK. Học sinh chưa có đủ tài liệu tham khảo về GDSK. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, sự quan tâm của các cấp các ngành không thường xuyên, thiếu sự kiểm tra giám sát...Giáo viên, học sinh và phụ huynh chỉ tập trung nhìn nhận tầm quan trọng của một môn học chính khóa hay một chủ đề qua vị trí của môn học hay chủ đề đó trong hệ thống thi cử. Trong khi đó, nội dung GDSK chưa được đưa vào nội dung đánh giá, kiểm tra nên nó chưa được xem là nhu cầu cấp thiết, chưa được công nhận đầy đủ và xứng đáng với tầm quan trọng của mình. Chương trình Tiểu học hiện hành tuy đã có những thay đổi lớn về cấu trúc và nội dung nhưng vẫn chưa xác định rõ ràng mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương thức GDSK. Nội dung bản thân các môn học tự thân chứa đựng các yếu tố về sức khỏe nhưng chưa được khai thác với mục tiêu cụ thể rõ ràng. Chương trình còn nặng về kiến thức, nhẹ về về phát triển kỹ năng

và tổ chức hành động thực tế để bảo vệ sức khỏe. Phương pháp và các biện pháp giảng dạy về GDSK và tổ chức các hoạt động còn nhiều hạn chế. Chưa có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất ở các cấp quản lí giáo dục về công tác GDSK và BVSK. Do đó, các hoạt động này ở nhà trường còn tản mạn, thiếu chủ định rõ ràng, mức độ thực hiện phụ thuộc vào nhận thức của từng cán bộ quản lý và giáo viên. Ở Việt Nam nói chung và ở các trường tiểu học huyện Nghi Xuân nói riêng, GDSK trong nhà trường vẫn đang là một vấn đề đã và đang ở giai đoạn thử nghiệm để tìm kiếm một mô hình GDSK có hiệu quả. Do đó, hiện nay, GDSK chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu, sáng kiến để xây dựng một quy trình GDSK trên cơ sở khoa học.

GDSK chưa mang tính cộng đồng, trên thực tế, nhiều người, nhiều tổ chức còn có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDSK cho học sinh. Một thực tế nữa đó là học sinh ngày nay chưa nhận thức được sức khỏe là vấn đề quan trọng, không có điều kiện để tham gia các hoạt động BVSK từ đó các em hình thành các kỹ năng cần thiết để BVSK.

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSK của hiệu trưởng ở các trường TH trên địa bàn huyện Nghi Xuân

STT Thực trạng quản lý hoạt động GDSK học sinh ở các trường TH

Các mức độ đạt được Rất

1 Thực trạng lập kế hoạch 20% 40% 30% 10%2 Thực trạng tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w