Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 36)

lượng GDSK cho học sinh tiểu học

1.3.5.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Sức khoẻ mỗi người đều do 3 yếu tố quyết định đó là: Di truyền, môi trường và lối sống (hành vi cá nhân).

a) Di truyền: Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền nằm trong nhân tế bào. Những đặc điểm cơ thể trong đó có những phản ánh về sức khỏe như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và một số bệnh tật do thế hệ trước truyền lại.

b) Môi trường: Những yếu tố có hại, nguy hiểm cho sức khỏe như: - Các yếu tố tâm lý: là những stress trong sinh hoạt và đời sống và

các mối quan hệ công đồng giữa con người với nhau, thường cũng gây băn khoăn lo nghĩ, bất hòa căng thẳng với nhau, môi trường xã hội không ổn định,…ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Các yếu tố tai nạn: sự cố môi trường thiên nhiên (núi lửa, động đất, bão lụt,… và các thiên tai khác có thể gây mất mùa, đói kém, thiếu ăn, gây thương tích) và nghề nghiệp lao động,…

- Các yếu tố sinh vật: ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm,…) trong môi trường không khí, nước, thực phẩm tác động đến sức khỏe, sự sống của chúng ta hàng ngày. Một số con vật khác như: một vài lọai rắn, ong,…hoặc ăn hay va chạm một số loại cây cũng có thể gây dị ứng phát ban…

- Các yếu tố vật lý: tiếng ồn, khí hậu, thời tiết nóng ẩm, bức xạ nhiệt mặt trời và các lò nung, máy động cơ phát nhiệt, bức xạ ion hóa và

không ion hóa, đặt biệt các chất phóng xạ ngày càng tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người.

- Các yếu tố hóa học: Đó là hàng loạt các chất hóa học, bụi độc, các lọai thuốc tân dược độc, xăng dầu, khí đốt,… đang là mối nguy cơ cao, nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe, sự sống hằng ngày và lâu dài đến đời sống của các thế hệ tiếp. Rượu, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Vì vậy giữ gìn môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người hiện tại, đồng thời cũng là bảo vệ sự tồn tại của giống nòi mai sau. Điều đó chỉ thực hiện được khi trong từng con người của toàn xã hội có nhận thức sâu sắc về môi trường, về sức khỏe bản thân và tự giác bảo vệ gìn giữ môi trường sống của chính mình.

c) Lối sống (hành vi cá nhân)

Một lối sống lành mạnh, văn minh thì có lợi cho sức khỏe, ngược lại một lối sống không lành mạnh, lạc hậu ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Hiện nay ta chưa tác động trực tiếp vào bộ máy di truyền để nâng cao sức khỏe, nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường, tác động lên hành vi nhằm phát huy cao vốn di truyền để đạt càng gần giới hạn càng tốt.

Ba yếu tố trên tác động qua lại, liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Nói cách khác: một tinh thần khỏe mạnh chỉ có thể được ở một cơ thể khỏe mạnh và ở trong các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Sức khỏe là một quá trình tự giáo dục bản thân mỗi cá nhân bằng

những kinh nghiệm của chính họ là điều quyết định mọi kết quả bền vững. Muốn xây dựng nên những con người đáp ứng những yêu cầu phát triển một xã hội mới thì phải chú trọng tới giáo dục sức khỏe học đường. Giáo dục sớm ngay từ độ tuổi tiểu học nhằm hình thành nhân cách tốt với những hành vi lành mạnh ở trẻ. Chương trình giáo dục sức khỏe học đường có vai trò hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả cao vì tuổi học sinh rất nhạy cảm trong hình thành các hành vi sức khỏe lành mạnh, đồng thời qua giáo dục sức khỏe học sinh sẽ có ảnh hưởng đến gia đình các em và cộng đồng nói chung

1.3.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDSK cho học sinh tiểu học

Có rất nhiều con đường để tiến hành GDSK cho mỗi cá nhân và cộng đồng, trong đó con đường đến với học sinh là có hiệu quả và rộng lớn nhất. Bởi vì học sinh là một lực lượng lớn của xã hội và tương lai, họ sẽ là chủ nhân của gia đình và đất nước.Nhũng gì họ có trong tương lai: sức khỏe, tri thức, tình cảm, đạo đức…đều khởi nguồn từ hiện tại. Học sinh tiểu học chiếm số lượng rất lớn vì thế thực hiện tốt công tác GDSK cho đối tượng này là đã có thể đưa công tác GDSK đến toàn dân, toàn xã hội.

Để GDSK cho học sinh tiểu học, trước hết cần qua tâm đến đội ngũ giáo viên tiểu học, vì thầy cô gần gũi và tiếp xúc hàng ngày với học sinh. Nếu các thầy cô giáo có được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt thì hiệu quả của chương trình GDSK cho học sinh trong nhà trường ngày càng cao.

Chính vì thế cần phải GDSK cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học của các trường sư phạm. dây là lực lượng không chỉ sẽ đảm nhận việc GDSK cho học sinh tiểu học mà còn là những tuyên truyền viên đắc lực trong công tác này.

Ngoài ra nhà trường phải thực sự là môi trường “chuẩn bị cho cuộc sống” cho mỗi học sinh, giúp họ trở thành những công dân cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và phát triển về trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Để GDSK cho học sinh tiểu học từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò quan trọng. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ và cả giáo dục.

Khi thực hiện GDSK cho trẻ gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra, bên

cạnh đó phải phát huy được những thói quen, hành vi tốt để GDSK cho trẻ.

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất.

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của giáo dục sức khỏe là giúp mọi người nhận ra và loại bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe và tạo ra những hành vi nhằm tăng cường sức khỏe cho mọi người. Người giáo dục sức khỏe có thể thành công trong các chương trình giáo dục sức khỏe bằng cách:

- Nói với người được giáo dục và lắng nghe ý kiến của người được giáo dục. Suy nghĩ nghiêm túc về những hành vi hoặc hành động là các nguyên nhân của vấn đề, để giải quyết các vấn đề, đề phòng những vấn đề đó.

- Tìm ra lý do của hành vi của người được giáo dục (do niềm tin, phong tục tập quán, do ảnh hưởng quan điểm, hành vi của những người khác, do thiếu tiền, thiếu nguồn lực, thiếu thời gian hoặc các lý do cụ thể khác).

- Giúp mọi người nhìn nhận ra các nguyên nhân của các hành động của họ và các vấn đề sức khỏe của họ.

- Đề nghị mọi người đề xuất các ý kiến riêng của họ để giải quyết vấn đề.

- Giúp mọi người phân tích các ý kiến của họ, qua đó họ thấy được những ý kiến nào có lợi nhất và dễ dàng có thể thực thi được, phù hợp nguồn lực của họ. Các giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ làm công tác giáo dục sức khỏe khi mới đến một cộng đồng công tác đôi khi cũng gặp khó khăn tương tự do đặc điểm nghề nghiệp cách nghĩ và cách làm việc khác nhau. Vì thế trước khi tiến hành công việc họ phải nghiên cứu càng kỹ càng tốt về nguyên nhân của các hành vi của nhân dân trong cộng đồng, những đặc trưng của văn hoá cộng đồng, điều này sẽ giúp họ được cộng đồng chấp nhận và tiến hành công việc thuận lợi. Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân của các hành vi chúng ta có thể có khả năng đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề có liên quan đến sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 36)