III- Lợi ích của cổ đông thiểu số Tổng cộng nguồn vốn
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1 Lợi ích của cổ đông thiểu số
3.1. XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG VÀ NHU CẦU BẤT ĐỘNG SẢN TRONG TƯƠNG LA
TƯƠNG LAI
+ Tạo giá trị thương hiệu một công ty Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
+ Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực toàn diện, chuyên nghiệp và chính sách đãi ngộ công bằng.
+ Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, hợp tác để phát triển.
+ Tham gia tích cực và thành công vào quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, các sản phẩm thân thiện, bảo vệ môi trường, hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ, hài hoà với cộng đồng, góp phần cải tạo chỉnh trang bộ mặt đô thị và tạo các điểm nhấn kiến trúc đặc sắc.
+ Hiện nay nhu cầu bất động sản là nhu cầu thực do đó nhu cầu của người mua chỉ hướng tới những loại hình bất động sản phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu của họ khi mua về để làm gì, như: đất nền giá rẽ, chung cư có diện tích nhỏ.
3.2. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CTY ĐẤT XANH ĐỊA ỐC ĐÁTXANH GROUP XANH GROUP
+ Thay đổi nhận diện thương hiệu ĐẤT XANH trở thành nhà đầu tư bất động sản thương hiệu Quốc gia
+ Phát triển mở rộng khai thác thị trường và thực hiện chăm sóc bảo lưu khách hàng đang có.
+ xúc tiến tìm kiếm quỹ đất, phát triển thành công sản phẩm mới “ nhà giá thấp” đi vào nhu cầu thực của xã hội.
+ Xây dựng và duy trì sản phẩm của DAT XANH GROUP là sản phẩm cao cấp, ổn định chất lượng.
+ Tạo một lối sống mới cho người Việt trên đất Việt.
+ Đảm bảo các dự án triển khai xây dựng và bán hàng đúng kế hoạch. + Phát huy tìm kiếm và hợp tác với đối tác bất động sản & tài chính tại Việt Nam.
79
+ Nâng cao và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh.
+ Xây dựng và thực hiện các chính sách kinh doanh theo xu hướng toàn cầu hoá. + Tăng cường xây dựng phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.3.DỰ BÁO NHU CẦU BẤT ĐỘNG SẢN:
Căn cứ vào nguồn cung và cầu của lĩnh vực bất động sản, sau năm 2011, có thể nhận định rõ ràng rằng nguồn cầu không thể theo kịp mức cung. Một số đánh giá:
a/ Thị trường căn hộ chung cư: Lĩnh vực chung cư diện tích lớn sẽ tiếp tục giảm sút mạnh, cho dù sự tác động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có ảnh hưởng tới các nhà đầu tư Việt Nam. Thị trường sẽ phân đoạn hẹp hơn và thị trường bất động sản căn hộ chung cư diện tích nhỏ (nhà giá thấp) hoặc đất nền giá thấp sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng có nhu cầu thực tại thị trường trong nước cũng như các nhà đầu tư bất động sản.
b/ Thị trường văn phòng cho thuê: tập trung chủ yếu trong khu vực quận trung tâm thành phố, chúng ta đã thấy các khu vực phi tập trung cạnh sân bay, quận 3 và gần đây nhất là quận 7, việc này sẽ tiếp tục được thực hiện, do các công ty sẽ tìm kiếm các nhà cho thuê rẻ và hợp lý hoá nhu cầu của họ trong khu vực quận trung tâm thành phố đặc biệt nếu các vị trí kinh doanh phi tập trung này cung cấp các dịch vụ, môi trường làm việc và môi trường sống hiện đại và tiến bộ, nhà cho thuê sẽ vẫn tăng giá cho tới khi nguồn cung vượt cầu.
c/ Lĩnh vực khách sạn: sẽ tiếp tục thiếu so với nguồn cung do nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch và doanh nhân đi công tác kết hợp du lịch trong nước. Phần lớn các khách sạn hạng 2, 3, 4 và 5 sao đều tập trung tại quận 1 hoặc trong khu liền kề. Giá cho thuê và công suất phòng cho thuê sẽ tiếp tục tăng.
Các khách sạn hạng 5 và 4 sao là phù hợp nhất với các toà nhà đa năng do chúng có thể cung cấp một môi trường thương mại trực tiếp, các toà nhà mới này còn là các điểm nhấn cho thành phố.
d/ Thị trường bán lẽ: Bán lẻ sẽ vẫn phát triển chậm tại thành phố Hồ Chí Minh, đơn giản là vì không có đủ dung lượng phát triển cho thị trường này, trọng tâm sẽ là sự phát triển khu dân cư và gần đây là văn phòng cho thuê. Số lượng các thương hiệu bán lẻ quốc tế đã có mặt tại Việt Nam và những công ty khác dự tính gia nhập thị trường,
80
song song với sự phức tạp của các nhà bán lẻ trong nước tạo nên sự thiếu hụt về nguồn cung.
Với dân số dao động khoảng 7-8 triệu người thì đây là thiên đường bán lẻ khi xem xét dưới góc độ nhân khẩu học và tuổi trung bình của dân số. Phân đoạn thị trường này là người mua, người bán và người tiêu dùng. Họ có hy vọng mục tiêu và tham vọng, họ rất năng động và có liên quan đến nhóm “trung lưu” đang gia tăng. Họ đang ngày càng thường xuyên “gắn bó với thế giới” thông qua internet, các kênh TV vệ tinh, giáo dục, công nghệ điện thoại di động và đi du lịch nước ngoài.
Phát triển căn hộ, song hành cùng hướng xa dần trung tâm nội thị: Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi thành phố phải giản rộng mật độ dân số cao như hiện nay, cách xa trung tâm đông đúc và chật chội. Các khu đô thị mới mang đến cho thành phố cơ hội thể hiện mình và tạo ra môi trường sống tốt hơn cho các cư dân, tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
e/ Thị trường bất động sản:
Thị trường bất động sản cuối năm 2011 tiếp tục khó khăn, và năm 2012 vẫn là năm có nhiều thách thức của ngành. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các công ty bất động sản phải có những chiến lược và giải pháp phù hợp hơn với xu hướng thị trường.
Từ nhận định thực tiển thị trường bất động sản trong thời gian qua cho ta thấy không ít các doanh nghiệp bất động sản hiện còn bị động trong chiến lược và phương hướng triển khai các hoạt động truyền thông, hoạt động bán hàng phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và thương hiệu. Ví dụ, chưa có chiến lược truyền thông cho từng nhóm khách hàng mục tiêu, chưa có giải pháp dài hạn để duy trì và phát triển thương hiệu, hoạt động marketing hỗ trợ bán hàng chưa hiệu quả, chiến lược kinh doanh và phương pháp triển khai bán hàng chưa bài bản, khó khăn trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tiếp thị sao cho hiệu quả…
* TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP LUẬN DỰ BÁO NHU CẦU BẤT ĐỘNG SẢN
a/ Phương pháp dự báo bình quân theo số lượng:
Phương pháp này thường dùng khi số liệu quá khứ tăng dần hàng năm theo một trị số tương đối đồng đều. Công thức:
Qn = Q0 + Q1.n Trong đó:
81
Qn : Lượng sản phẩm dự báo tại năm n
Q0 : Lượng sản phẩm năm gốc của dãy số quá khứ (năm cuối) Q1 : Lượng sản phẩm tăng thêm bình quân hàng năm
b/ Phương pháp bình quân theo tốc độ tăng trưởng:
Được dùng khi tốc độ tăng trưởng (%) của năm sau so với năm trước tương đối đồng đều, Công thức:
Qn = Q0 x (1+Q2.)n
Trong đó:
Q2 : Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) của dãy số thời gian.
c/ Phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng:
Là phương pháp dự báo trên cơ sở tạo lập đường khuynh hướng từ dãy số thời gian quá khứ. Đường khuynh hướng có thể là tuyến tính (đoường thẳng) hoặc phi tuyến tính (Parabol, Hyperbol, hoặc Logarit,...). Phương pháp đường khuynh hướng có thể dùng cho dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Dự báo theo đường khuynh hướng thường được sử dụng trong thực tế bằng hai phương pháp:
c1/ Phương pháp đường thẳng thống kê:
Phương trình đường thẳng dự báo: Ydb = A.X + B Trong đó: A và B là hệ số
A = ∑XY/∑X2 ; B = ∑Y/n
Ydb: Lượng dự báo nhu cầu tương lai
X: Thứ tự thời gian được đánh số (Phụ thuộc tổng thời gian được thống kê là chẵn hoặc lẻ)
Y: Số nhu cầu thực tế trong quá khứ (có thể là sản phẩm, giá trị tiền tệ,....)
n: Số lượng các thời điểm số liệu nhận được trong quá khứ.
c2/ Phương pháp đường thẳng thông thường
Nội dung tiến hành tương tự như phương pháp đường thẳng thống kê.
Cần lưu ý : Có sự khác nhau về hệ số A, B và thứ tự đánh số thời gian X. Phương trình dự báo: Ydb = A.X + B
82
Trong đó:
A = (n∑.XY- ∑X.∑Y)/(n∑X2-(∑X)2) B = (∑X2.∑Y- ∑X.∑XY)/(n∑X2-(∑X)2)
X: Là thứ tự thời gian trong dãy số quá khứ, được đánh số theo thứ tự từ 1 trở lên... đến n, không phân biệt số lượng số liệu là chẳn hay lẽ.
Y: Số nhu cầu thực tế trong quá khứ (có thể là sản phẩm, giá trị tiền tệ,....)
n: Số lượng các thời điểm số liệu nhận được trong quá khứ.