Giữa những quốc gia và khu vực trên thế giới, có sự khác biệt rất lớn trong
tiêu thụ bình quân đầu người về tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Người dân ở
các nước phát triển tiêu thụ nguồn nguyên liệu tự nhiên cao hơn 10 lần so với những người ở các nước nghèo. Ba khu vực chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tài nguyên trên thế giới. Các nền kinh tế trên thế giới sử dụng khoảng 60 triệu tấn tài nguyên mỗi năm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà tất cả chúng ta tiêu thụ.
Có sự khác biệt lớn trong tiêu thụ bình quân đầu người. Tại châu Âu,
khoảng 36 kg nguồn tài nguyên được khai thác mỗi người mỗi ngày, không tính đến khai thác tài nguyên chưa sử dụng, trong khi mỗi người tiêu thụ 43 kg mỗi ngày (Hình 1.11). Do đó cần các nguồn nhập khẩu từ các khu vực khác trên thế giới để duy trì mức độ tiêu thụ.
Hình 1.11. Tiêu thụtài nguyên bình quân đầu người mỗi ngày, 2000
Nguồn: SERI, 2009
Một số khu vực có mức tiêu thụ cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Cụ thể, Trung bình Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 90 kg mỗi ngày; cư dân tại châu Đại Dương khoảng 100 kg mỗi ngày. Tính trung bình, so với châu Âu, người dân tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên hơn: như lượng thức ăn, năng lượng cho vận tải. Ở châu Á, tiêu thụ tài nguyên khoảng 14 kg mỗi người mỗi ngày. Các tài nguyên tiêu thụ trung bình của một người châu Phi chỉ là 10 kg mỗi ngày (so với lượng khai thác là 15 kg mỗi ngày).
Ở châu Âu, người dân tiêu thụ gấp ba lần so với người dân ở Châu Á và hơn bốn lần so với trung bình một người châu Phi. Người dân ở các nước phát triển tiêu thụ gấp 10 lần so với người dân ở các nước đang phát triển.
Mức tiêu dùng của người châu Âu có ba lĩnh vực tiêu thụ tạo nên hơn 60% tổng mức sử dụng tài nguyên: nhà ở và cơ sở hạ tầng, ăn uống và di chuyển.
Khoảng một phần ba lượng tài nguyên tiêu thụ cho nhà ở và cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là để xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng
như đường giao thông, đường sắt, sân bay. Hơn nữa, chúng ta cần điện chiếu
sáng và làm mát, và các nguồn năng lượng khác nhau (dầu, khí đốt, gỗ, v.v...)
Ăn uống chiếm khoảng một phần tư việc sử dụng tài nguyên. Nó bao gồm thực phẩm và đồ uống mua ở các cửa hàng và tiêu thụ tại các khách sạn và nhà hàng. Các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đòi hỏi nhiều tài nguyên (như nông sản, máy móc thiết bị, năng lượng,...) để sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, mạng lưới bán lẻ sử dụng rất nhiều phương tiện giao thông và năng lượng để làm mát.
Hình 1.12. Phân phối việc tiêu thụ tài nguyên của châu Âu
Giao thông chiếm khoảng 7% việc tiêu thụ tài nguyên của chúng ta. Điều
này bao gồm nhiên liệu chúng ta sử dụng cho xe ôtô, dầu hỏa đối với máy bay
và phà, điện cho đường sắt và giao thông công cộng. Tất cả các phương tiện vận tải ôtô, tàu và máy bay cần một số lượng lớn các kim loại như thép, nhôm và đồng, cũng như nhựa, thủy tinh và dệt may.
Phần còn lại khoảng 40% bao gồm một lượng lớn các khu vực tiêu thụ khác, chẳng hạn như thiết bị điện tử (máy tính, máy ảnh,...), sách và các sản phẩm giấy.
Các vấn đề về khai thác và sử dụng tài nguyên tại Việt Nam (nước, đất, khoáng sản...) được trình bày trong chương 4.