Thể chế chính sách

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 38 - 40)

3.1.1.1. Mộtsốbiện pháp quản lý tài nguyên và môi trường

a. Quản lý tài nguyên và môi trường thông qua chính phủ

Mức độ QLTN&MT ở từng nước, và thậm chí ở ngay trong một nước, rất

khác nhau và phụ thuộc vào chế độ chính trị của chính quyền hoặc đảng cầm

quyền. Theo truyền thống, chính phủ của các nước tư bản QLTN&MT thông qua các phương pháp khai thác và đánh thuế thu nhập hoặc lợi nhuận, nhưng họ để cho các công ty tư nhân được tự do khai thác các nguồn tài nguyên này. Ngược lại, ở các nước xã hội chủ nghĩa các hoạt động này lại do các xí nghiệp nhà nước hoặc công tư hợp doanh đảm nhận. Ở các nước tư bản thì các công ty tư nhân bắt buộc phải khai thác có lãi hoặc bị phá sản. Chẳng hạn, sự giảm sút nhu cầu của khoáng sản và hàng hoá sản xuất trong nước do suy thoái kinh tế,

do việc nhập khẩu tràn lan vật liệu với giá rẻ hoặc các lý do khác thường dẫn

đến sự cắt giảm sản lượng khai thác và nhân công; và nếu sự cắt giảm đó quá mạnh mẽ, sẽ dẫn tới việc công ty bị đóng cửa. Trong các nước xã hội chủ nghĩa thì việc khai thác có lãi cũng được coi là tốt nhưng không nhất thiết đồng nghĩa với sự sống còn. Như vậy, các xí nghiệp do nhà nước quản lý thường tiếp tục sản xuất ra một số lượng lớn sản phẩm hàng hoá thậm chí ở dạng thua lỗ vì nhà nước bảo đảm các quyền có việc làm cho công nhân và nhà nước cũng cần hàng hoá để trao đổi ngoại thương.

Hiện nay, các nước đang phát triển đã nhận thấy sự quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với các nước phát triển và đối với sự phát triển của chính nước mình. Các nước này cần ngoại tệ để phát triển nguồn tài nguyên của họ nhưng không cho phép các công ty nước ngoài kiểm soát tài nguyên của họ. Hậu quả là các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên từ các nước đang phát triển, việc đàm phán về quyền khai

thác, các quota sản xuất, thuế và tiền thuê đất, và giá trị của tài sản cũng như hàng hoá sẽ trở thành một vấn đề nóng bỏng trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách thích hợp.

Trong thời gian gần đây, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi các chính

sách về QLTN&MT ở các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Điều

này đã dẫn tới việc hàng loạt các công ty nước ngoài được phép tham gia phát triển tài nguyên. Các công ty nước ngoài đã được mời liên doanh với các công ty tư nhân mới hình thành nhằm áp dụng những công nghệ mới nhất trong việc khảo sát, khai thác, và chế biến tài nguyên để đưa ra thị trường thế giới đồng thời giảm đến mức tối thiểu tác hại tới môi trường sinh thái nảy sinh từ việc khai thác và sử dụng tài nguyên.

b. Quản lý tài nguyên và môi trường qua các công ty

Có thể thấy được 2 xu thế khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các

nước phát triển. Ở giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá, các công ty chỉ tập trung khai thác tài nguyên sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất và không

quan tâm tới sự ảnh hưởng của công cuộc khai thác này tới môi trường sinh

thái. Sau những thảm hoạ sinh thái nghiêm trọng liên quan tới, và bắt nguồn từ, việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là các loại khoáng sản, hầu hết các chính phủ đã áp dụng các đạo luật cần thiết buộc các thành phần tham gia khai thác tài nguyên phải gắn liền việc khai thác với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những yếu tố đó đã dẫn tới xu hướng sử dụng tài nguyên thứ hai, đó là khai thác và sử dụng gắn với QLTN&MT. Công việc này được tiến hành ngay từ khi khảo sát thiết kế và được duy trì cho đến khi kết thúc việc khai thác. Nhờ đó môi trường cảnh quan ở các vùng có tài nguyên đã và đang được khai thác gần đây ở nhiều nước phát triển đã được cải thiện và gìn giữ, bảo tồn khá tốt (chẳng hạn công ty YAMADA đã cải tạo một bãi khai thác vật liệu xây dựng khổng lồ thành một sân golf lớn, hoặc công ty khai thác đồng ở ASIO đã biến mỏ khai thác cũ thành một viện bảo tàng về khai thác đồng ở vùng này sau khi kết thúc việc khai mỏ.

Các công ty tư nhân và các tập đoàn công nghiệp lớn từ lâu đã là các ông

chủ của các ngành công nghiệp trong xã hội tư bản. Phần lớn các công ty này bắt đầu từ các cá nhân hoặc một nhóm cá nhân bỏ ra một số vốn nhất định để chi trả cho các hoạt động khai thác và chế biến tài nguyên. Các công ty phát đạt hơn sẽ dần dần trở thành các tổng công ty hoặc tập đoàn lớn. Hiện nay, có vô số các xí nghiệp nhỏ khai thác và chế biến tài nguyên, từ khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản cho đến chế tác thủ công mỹ nghệ từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau nhưng phần lớn số sản phẩm hàng hoá lại do một số ít các tổng công ty lớn kiểm soát (ví dụ: sản xuất xi măng...). Phần lớn các công ty khởi đầu với việc khai thác một loại tài nguyên nhất định nhưng gần đây họ đã có xu hướng

bành trướng để khai thác nhiều loại khác nhau, ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm chủ động hơn trong thị trường đầy biến đổi. Ngày nay, các công ty khai thác khoáng sản thường liên kết với nhau để trở thành các tổng công ty lớn và

các tập đoàn hùng mạnh, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có thể đầu tư để

thăm dò và khai thác - chế biến khoáng sản trên quy mô lớn trên khắp thế giới.

Cùng với thế mạnh về tài chính, những kinh nghiệm về quản lý, tìm kiếm và

khai thác mà các công ty này tích luỹ được trở thành những vũ khí lợi hại, khống chế toàn bộ thị trường thế giới và chi phối nền kinh tế của nhiều quốc gia (chiến lược toàn cầu hoá).

Trong nửa đầu của thế kỷ 20, rất nhiều các tập đoàn từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc, và Nam Phi đã bành trướng tới, và kiểm soát các nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam á. Việc

bành trướng này đã dẫn đến hai hậu quả trái ngược: một mặt công cuộc khai

phá và phát triển tài nguyên ở các nước chậm phát triển được châm ngòi và có những bước tiến nhảy vọt, kèm theo là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ lên quan tới chúng; mặt khác, do lợi nhuận mà công cuộc khai thác

này đã dẫn đến sự tàn phá tài nguyên và huỷ hoại môi trường ở các nước này

(ví dụ Việt Nam trong thời kỳ thuộc Pháp). Sau đó uớc mơ độc lập và tự quản

lý nguồn tài nguyên của mình đã dẫn đến việc các nước thuộc địa cũ thay đổi

nội dung của các hiệp định khai thác khoáng sản với các nước bảo hộ: hoặc bằng cách quốc hữu hoá, hoặc tịch thu. Hậu quả là không chỉ các tập đoàn này bị yếu đi một cách đáng kể mà các nguồn tài nguyên cũng trở thành một vai trò chính trị đáng kể (ví dụ về dầu mỏ - với chính sách của OPEC).

Tịch thu và quốc hữu hoá các công ty khai thác tài nguyên nước ngoài với lý do rằng các công ty nước ngoài đang khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên của nước mình, đã có tác động tích cực tới tính tự chủ về kinh tế, nhưng nó cũng dẫn đến hậu quả là làm các công ty nước ngoài ngần ngại tham gia đầu tư vào sự phát triển tài nguyên của một nước đang phát triển.

Không có những kinh nghiệm và vốn đầu tư của các công ty lớn, các nước đang phát triển thường không có khả năng tài chính để khảo cứu và khái thác

các nguồn tài nguyên cho chính bản thân mình. Như vậy thay vì ngăn cản và

kìm hãm sự phát triển và tham gia của các công ty tư nhân vào công cuộc quản

lý và khai thác tài nguyên, các chính phủ cần có các chính sách đúng đắn để

khuyến khích đầu tư và nâng cao hiệu quả của QLTN&MT thông qua các công ty. Bài học này có thể thấy ngay ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)