Đồng quản lý tài nguyên và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 49 - 51)

Đồng quản lý: là sự chia sẻ trách nhiệm, chức năng quản lý. Đồng quản lý là sự kết hợp tạo ra cơ chế quản lý.

Đặc điểm:

- Đồng quản lý theo cách tiếp cận đa ngành

- Tạo ra sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên - Phát huy được nguồn lực của các bên liên quan

- Sự kết hợp có hiệu quả giữa trung ương với các cơ sở địa phương Nguyên lý và cách tiếp cận (Chu Mạnh Trinh, 2011):

Cách tiếp cận thích ứng: nhận thức quản lý tài nguyên thiên nhiên luôn luôn học hỏi, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp

Các tiếp cận đa thành phần (các tổ chức khác nhau, có quan điểm khác nhau, có mục tiêu khác nhau, hoạt động độc lập nhưng cộng tác trong quản lý tài nguyên thiên nhiên)

Quản trị: là các cách thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên và các tổ chức, cá nhân cùng quan tâm

Tài sản được hiểu là gồm tất cả các vật liệu, các yếu tố phi vật chất có vai

trò duy trì và phát huy bản sắc và quyền tự chủ

Quản lý xung đột: biến xung đột thành cơ hội phát triển

Giao tiếp xã hội: tăng cường trao đổi thông tin, nâng cao sự hiểu biết nhằm đối mặt với sự thay đổi

Các hình thức đồng quản lý:

Cấp

độ Hình thức Đặcđiểm

1 Hướngdẫnchỉđạo hưởngĐồngquảnlợi và lý khác cơ quan Nhà nvớiquảnước lý tập trung là có tổchứcđốithoạigiữangười

2 Tham khảo ý kiến–

Cốvấn Tạoquyếtđiềuđịnhkiện trao đổi,năngđộngđối thoại,nhưng Nhà nướcvẫn là người

3 Phốihợp–Hợp tác

Chính quyền Nhà nướcphốihợpvới các đối tác một cách công bằng trong

suốt quá trình đưa ra quyết định. Các đối tác và Nhà nước có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, thựchiện trên cơsởhợp tác, đồngthuận

4 Tưvấn nướcCác đối và tìm cách tác, cộngthuyếtđồng là phụcnhữngđể Nhà ngườinướchưởng phê lợiduyệttư ý vấnkiến cho củacơ quan Nhà họ

5 Thông tin

Nhà nước giao quyềnhạn cho ban đạidiệncộngđồngđểđưa ra quyết định quản lý; ban đại diện có trách nhiệm báo cáo cho Nhà nướcnhững quyết địnhcủa mình

Nguồn: Chu Mạnh Trinh, 2011

Triển khai đồng quản lý tiến hành theo các bước (Chu Mạnh Trinh, 2011): Bước 1: Xác định mục tiêu và trách nhiệm (đánh giá hiện trạng quản lý, hiện trạng nguồn nhân lực, các vấn đề bất cập, xác định sự cần thiết của đồng quản lý)

Bước 2: Gặp gỡ, thảo luận giữa các đối tác, thống nhất về nhận thức, xây dựng các quy tắc, xây dựng tổ chức điều hành

Bước 3: Xây dựng lộ trình đồng quản lý, chia sẻ chức năng, quyền lợi, hợp thức hóa các quy định, thỏa thuận về đồng quản lý

Bước 4: Vừa học vừa làm. Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch tiếp theo.

Ví dụ 1: Khu bảo tồn Cù Lao Chàm (Chu Mạnh Trinh, 2011)

- Gồm 8 đảo lớn nhỏ khác nhau, cách thành phố Hội An khoảng 15km. Dân số khoảng 3000 người, sống chủ yếu dựa vào biển

- Các hoạt động đánh bắt: đánh bắt gần bờ. Đánh bắt rạn với các loại công cụ khác nhau. Ngư dân các vùng khác nhau cũng đến đây để đánh bắt. Môi trường bị suy giảm.

- Triển khai đồng quản lý từ 10/2003

Cấp độ đồng quản lý: Các hoạt động cộng đồng tham gia được phân thành 3 nhóm:

+ Nhóm các hoạt động truyền thông được tổ chức nhằm đảm bảo cho cộng đồng được hiểu và biết các nội dung, công việc, các vấn đề, các định hướng phát triển, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

+ Nhóm các hoạt động nâng cao năng lực - đào tạo được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng bàn luận các nội dung, vấn đề, định hướng và giải pháp trên.

+ Nhóm các hoạt động cộng đồng cùng phối hợp thực hiện hoặc tự quyết

định thực hiện được tổ chức nhằm triển khai hành động các giải pháp cộng đồng đã hiểu, đã bàn luận, và đã đồng thuận.

Sự tham gia của cộng đồng đã được phân định theo các cấp từ mức độ biết,

bàn, làm, kiểm tra, điều chỉnh và quyết định. Cấp độ đồng quản lý tại Cù Lao

Chàm đến tháng 10/2010 được đánh giá chung là đạt mức độ hợp tác, tức là

“dân làm”. - Kết quả:

+ Sự phát triển cộng đồng Cù Lao Chàm: thay đổi, chuyển biến tích cực về các mặt môi trường, sinh thái, kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Doanh thu từ các hoạt động kinh tế Cù Lao Chàm: Năm 2005, doanh thu từ thủy sản sụt giảm nhanh chóng do sự thành lập khu bảo tồn biển CLC. Tuy nhiên, kết hợp với việc thực hiện mô hình ĐQL, tổng doanh thu ngày càng tăng lên, trong đó tỷ trọng doanh thu từ hoạt động du lịch và dịch vụ sinh thái ngày càng tăng lên (chiếm 36% năm 2009).

Ví dụ 2: Đồng quản lý rừng ngập mặn xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

- Thực trạng:

+ Năm 1990: rừng tại đây gần như không còn nhiều, sóng biển lấn đất từng ngày, nhiều nhà trôi theo dòng nước. Trước đây, việc bảo vệ quản lý rừng chỉ tập trung vào việc giao khoán, cấm khai thác, cấm vào rừng với mọi hình thức. Kết quả rừng vẫn bị tàn phá mà đời sống người dân ven biển vẫn bấp bênh.

+ Năm 2007, dự án "Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng" do tổ chức Hợp tác Kỹ thuật của Cộng hòa Liên Bang Đức (GTZ) tài trợ được thực hiện

- Cách thức quản lý:

+ Hiện ấp Âu Thọ B có hơn 700 hộ thì có tới 320 hộ tham gia nhóm đồng quản lý bảo vệ rừng. Nhóm được chia thành 6 tổ. Hiện nhóm đồng quản lý một cánh rừng phòng hộ dài 2.400m, rộng 600m.

+ Rừng được phân thành 4 khu để quản lý.

+ Đã xây dựng được quy chế đồng quản lý gồm 7 chương, 20 điều, quy

định trách nhiệm, quyền lợi của cộng đồng.

- Kết quả: rừng ngập mặn ngày càng phát triển

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)