Khái niệm: chức năng quản lý là tổ chức các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đặt ra.
Ý nghĩa:
- Nắm được chức năng quản lý người lãnh đạo có khả năng điều hành được hệ thống quản lý;
- Nắm được chức năng quản lý, người lãnh đạo có khả năng tổ chức các hoạt động của hệ thống phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Các chức năng cơ bản: - Chức năng dự đoán
+ Phán đoán trước các hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai; + Phán đoán khó khăn và thuận lợi;
+ Dự đoán để nhận thức được cơ hội, làm cơ sở lựa chọn phương án hành động;
+ Dự đoán đúng là chức năng không thể thiếu được; + Các dự đoán phải có cơ sở khoa học.
- Chức năng lên kế hoạch + Xác định mục tiêu cần đạt;
+ Xác định các nhiệm vụ cho từng giai đoạn; + Xác định lộ trình thực hiện các nhiệm vụ;
+ Các hợp phần trong hệ thống cụ thể hóa kế hoạch dựa trên nhiệm vụ và
nguồn nhân lực.
- Chức năng tổ chức
+ Các định quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống, xác định quan hệ tuân thủ giữa các cấp;
+ Tổ chức phù hợp, khoa học, rõ ràng, hoạt động đồng bộ. - Chức năng động viên
+ Nhận thức rõ vai trò chức năng động viên;
+ Động viên thực hiện theo nguyên tắc: công bằng, nghiêm minh; + Động viên phải kịp thời, đúng người, đúng việc;
+ Động viên vật chất và tinh thần;
+ Động viên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. - Chức năng điều chỉnh
+ Nguyên tắc: điều chỉnh những mục tiêu, nhiệm vụ kịp thời khi thấy cần
thiết;
+ Phải phân tích toàn diện trước khi điều chỉnh mục tiêu nhiệm vụ;
- Điều chỉnh là chức năng cần thiết. Tuy nhiên, thường xuyên điều chỉnh là bất hợp lý.
- Chức năng kiểm tra
+ Nhận thức đúng chức năng kiểm tra là đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ;
+ Tiến hành kiểm tra thường kỳ: kiểm tra nội dung thực hiện các công việc, kiểm tra tiến độ, kiểm tra sử dụng tài chính;
+ Kiểm tra bất thường, đột xuất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ;
+ Kiểm tra rút ra những bất cập, tư vấn cho cơ quan, chủ thể khắc phục những tồn tại.
- Chức năng đánh giá và hạch toán
+ Nguyên tắc: đánh giá đúng và khách quan
+ Tiến hành đánh giá toàn diện, xem xét đầy đủ các mặt kinh tế xã hội, nhân văn, đường lối
+ Đánh giá các kết quả đạt được + Đánh giá những tồn tại và bất cập.
2.4. NGUYÊN LÝ, NGUYÊN TẮC, CÁCH TIẾP CẬN TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.4.1. Nguyên lý
Việc tăng dân số một cách nhanh chóng cộng với sự nâng cao về mức sống của toàn xã hội dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng mạnh mẽ và làm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo trở nên cạn kiệt. Mặt
khác sự gia tăng sử dụng tài nguyên thường đi cùng với sự suy thoái về sinh
thái và tàn phá môi trường sống. Chính vì vậy quản lý và khai thác một cách
hợp lý các nguồn tài nguyên là vấn đề hết sức cấp bách. Mặc dù các loại tài nguyên khác nhau có thể cần những tiêu chí và công cụ quản lý cụ thể khác nhau, nhưng quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung phải bảo đảm các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Xác định chính xác số lượng và chất lượng tài nguyên, từ đó có chính sách
sử dụng hợp lý và bền vững các dạng tài nguyên;
b) Phải có một sách lược cụ thể, được điều hành và giám sát thông qua công cụ pháp luật đối với các hoạt động liên quan tới tài nguyên như khảo sát, đánh giá, thăm dò, khai thác và trao đổi tài nguyên;
c) Đề ra những chiến lược QLTN&MT hợp lý: phụ thuộc vào điều kiện phát triển của từng khu vực, từng đối tượng sử dụng và những ảnh hưởng tiềm
tàng trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên để có các chính sách khai
thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên. 2.4.2. Nguyên tắc
Đối với bất cứ một nguồn tài nguyên nào, công tác QLTN&MT hiện đại cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững;
- Phải thiết lập được một ngân hàng dữ liệu về tài nguyên (số lượng, chất lượng, đặc điểm phân bố, khả năng sử dụng...), tình hình sử dụng tài nguyên
và những tác động môi trường do sử dụng và khai thác tài nguyên trong quá
khứ, hiện tại, và dự báo tương lai. Đó là cơ sở để đề ra những chính sách hợp lý và kịp thời trong việc định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên hợp lý (quản lý tài nguyên bền vững, phù hợp, có quy hoạch và định hướng lâu dài,...);
- Phải xây dựng được một hệ thống pháp luật vững chắc và bảo đảm tính
hiệu lực của hệ thống pháp luật này trong QLTN&MT. Phải vạch ra được những chiến lược và chính sách bảo vệ, khai thác và sử dụng, và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các luật này phải bảo đảm tính thực tế, có tính đến những đòi hỏi thực tế của xã hội (nhu cầu về khai thác và sử dụng tài
nguyên) nhưng cũng phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên cũng như bảo tồn được môi trường sinh thái. Đây là tiền đề cơ bản trong việc định hướng phát triển bền vững ở bất cứ một quốc gia nào; - Đảm bảo được nhu cầu sử dụng nhưng phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học lên hàng đầu trong việc quản lý tài nguyên. Phải có chính sách hợp lý và linh động giữa phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái trên cơ sở tôn trọng khả năng cung cấp tài nguyên và giới hạn cho phép của môi trường sinh thái,...;
- Phải gắn liền việc quản lý và bảo vệ tài nguyên với giáo dục ý thức cộng đồng (chẳng hạn việc tăng cường ý thức bảo vệ rừng của người dân thông qua việc giao đất giao rừng cho họ,...);
- Phải duy trì công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên một cách hữu hiệu, bảo đảm sự hiệu lực của pháp luật trong quản lý tài nguyên. Việc quản lý, bảo vệ, và phát triển tài nguyên phải luôn được kiểm tra, giám sát và tuân thủ theo đúng pháp luật. Gắn liền quyền lợi của người khai thác tài nguyên với nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ và tái tạo môi trường ở nơi khai thác (chẳng hạn có thể
dùng chính sách chuyển giao sự quản lý tài nguyên cho người trực tiếp tham
gia khai thác tài nguyên như giao đất giao rừng,…). 2.4.3. Cách tiếp cận
QLTN&MT dựa trên các cách tiếp cận: hệ thống, liên ngành, phát triển bền vững, sinh thái và các cách tiếp cận khác.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG