Hiện đang có nhiều cố gắng khác nhau để cung cấp đủ nước sạch cho một sự bùng nổ dân số, đặc biệt ở các nước đang hoặc chậm phát triển. Phương
pháp đơn giản nhất là cắt giảm lượng nước sử dụng và tăng dự trữ. Trong nông nghiệp, điều này có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu cây trồng và gieo trồng các loại cây đồi hỏi ít nước; sử dụng phương pháp canh tác hoặc chăn thả trên vùng đất
khô (hoặc trong một số trường hợp để đất hoang hoá); tưới tiêu vào ban đêm
(không khí lạnh hơn sẽ ớt bốc hơi nước hơn); che phủ các kênh dẫn nước, hoặc sử dụng các hệ thống tưới tiêu có hiệu quả hơn.
Ngọt hoá nước biển, hoặc loại bỏ các loại muối hoà tan bằng lọc hoặc
chưng cất, có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Ở một quy mô lớn hơn, hàng loạt cách khác nhau để chuyển một lượng lớn nước sạch từ vùng này
qua vùng khác, từ nước này qua nước khỏ, thậm chí từ lục địa này qua lục địa
khác (đào kênh, kéo các tảng băng từ Bắc hoặc Nam Cực) cũng đã được kiến
nghị và thực hiện.
Sử dụng nước cũng có một ý nghĩa chính trị. Rất nhiều sông hoặc hồ lớn thuộc về nhiều quốc gia khác nhau. Việc này đã dẫn tới hoặc là các hiệp định sử dụng và hợp tác quốc tế (chẳng hạn hiệp định sông Me Kong) hoặc cũng gây ra các cuộc chiến tranh (chẳng hạn chiến tranh Arap-Israel năm 1967). Việc này đòi hỏi các quốc gia có chung nguồn nước phải hết sức khôn khéo trong việc đàm phán và phân chia nguồn nước.
Cũng như các nguồn tài nguyên có giá trị khác, việc sử dụng nước ngầm cũng đang bị khai thác với một tốc độ ngày càng tăng cao. Ở một số nơi, sử dụng quá mức đã đe doạ nguồn cung cấp nước ngầm. Thêm vào đs, hàng loạt vấn đề liên quan tới sự cạn kiệt nguồn nước ngầm có thể xảy ra.
Xu hướng của rất nhiều hệ thống tự nhiên là lập lại hoặc cố gắng lập lại sự cân bằng. Nước ngầm cũng như vậy. Bất cứ sự không cân bằng nào cũng sẽ dẫn đến sự giảm mực nước ngầm và thường dẫn đến sự sụt lún đất, đặc biệt ở những khu vực bị bao phủ bởi những lớp trầm tích bở rời lớn như ở Hà Nội.
Kinh nghiệm của một số nước (Nhật Bản, Thái Lan...) cho thấy việc khai thác
nước ngầm ở khu vực đồng bằng với một tầng phủ bở rời lớn thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Sụt lún đất và hàng loạt vấn đề khác như ô nhiễm nước ngầm là hậu quả trực tiếp của việc quản lý tài nguyên nước với những bất cập trong việc thiếu những kế hoạch hợp lý trong việc khai thác nước ngầm. Trong trường hợp đó, bảo đảm an ninh nguồn nước gắn liền với phòng tránh các tai biến do khai thác nước gây ra là một trong những mục tiêu lớn và quan trọng của quản lý tài
nguyên nước, nhất là ở những khu vực nguồn nước đi qua nhiều quốc gia. Để
bảo đảm một nguồn cung cấp nước lâu dài, khối lượng và chất lượng của nước phải được quản lý có hệ thống. Quản lý một cách có hiệu quả có thể đạt được bằng cách thiết lập những mục tiêu thích hợp và áp dụng những phương pháp
quản lý chuyên môn. Chẳng hạn nên có các chính sách đầu tư công nghệ vào việc chiết tách các nguồn nước trên mặt thay thế cho nước ngầm. Ở các vùng
khô hạn hoặc cả nguồn nước mặt và nước ngầm đều bị ô nhiễm nghiêm trọng
(bởi As, F...) thì ngoài việc xây dựng công nghệ xử lý nước hợp lý, vấn đề tàng trữ nước nước mưa và sử dụng hợp lý chúng cũng phải được coi là một giải pháp cơ bản.
Quản lý nước nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn nước để cải thiện điều kiện sống của con người, kiểm soát hạn hán, ô nhiễm và những vấn đề khác liên quan tới việc sử dụng nước, và bảo vệ môi trường. Vấn đề quan trọng nhất là xác định mục tiêu quản lý một cách định tính và định lượng. Chẳng hạn, khi theo đuổi mục tiêu phòng tránh ô nhiễm thì mức độ ô nhiễm tối đa cho phép, ”tiêu chuẩn chất lượng môi trường” phải được xác định dưới danh danh nghĩa các con số chính xác. Tất nhiên, một tiêu chuẩn chất lượng
môi trường thường không phải là mộ con số tuyệt đối xác định bằng khoa học,
nhưng nó được xác định bởi các nhà khoa học, được quản lý bởi các cơ quan
nhà nước và chính những người sử dụng. Nó thường chịu ảnh hưởng của các
yếu tố xã hội. Khi cấu trúc công nghiệp và mức sống đó thay đổi trong xã hội đã và đang thay đổi mạnh mẽ, những vấn đề về môi trường và ô nhiễm cũng thay đổi theo dẫn đến một môi trường ngày càng bị huỷ hoại. Trong quá trình này, nước, nguồn tài nguyên của sự sống cũng sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.
Để quản lý các nguồn nước nói chung và các nguồn nước ngầm nói riêng, các vấn đề cụ thể sau phải được tính tới: 1) điều kiện địa chất thuỷ văn của nguồn nước; 2) quan trắc; 3) xây dựng cơ sở dữ liệu; 4) dự báo chất lượng và trữ lượng của nguồn nước cũng như nhu cầu sử dụng nước; 5) đưa ra những quyết định về quản lý; và 6) những giải pháp đối phó với ô nhiễm, và các tai biến liên quan.