Công cụ pháp lý

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 51 - 68)

3.2.1.1. Khái quát chung

Công cụ pháp lý được sử dụng tương đối phổ biến, có hiệu quả và chiếm

ưu thế ngay từ khi được thiết lập, thực hiện các chính sách, chiến lược QLTN&MT ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển.

Công cụ pháp lý được thực hiện dựa trên nguyên tắc: mệnh lệnh và kiểm

soát (command and control).

Công cụ pháp lý sử dụng trong công tác QLTN&MT được tiến hành theo

trình tự:

- Nhà nước định ra pháp luật QLTN&MT (Luật, nghị định, tiêu chuẩn, quy định, giấy phép...);

- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên từ trung ương đến địa

phương sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra

và xử phạt để cưỡng chế tất cả các thành viên trong xã hội thực hiện đúng các

điều khoản của pháp luật theo quy định phân cấp; - Ưu điểm:

+ Đáp ứng các mục tiêu của pháp luật trong công tác QLTN&MT; + Đưa công tác QLTN&MT và nền nếp, quy củ;

+ Dễ dàng giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện bằng các văn bản pháp luật;

+ Mọi thành viên trong xã hội thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác QLTN&MT;

+ Giúp các nhà chuyên môn có thể dự đoán được nguồn tài nguyên hiện có. - Nhược điểm:

+ Thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt, chưa phát huy được tính chủ động, sáng

tạo trong quản lý dẫn đến một số trường hợp quản lý thiếu tính hiệu quả;

+ Thiếu sự khuyến khích về tinh thần, đặc biệt là khuyến khích về vật chất đối với một số đề án, phương án QLTN&MT ở cơ sở, thiếu khuyến khích đổi mới về công nghệ để đạt được hiệu quả quản lý cao;

+ Chưa nắm bắt kịp thời các thông tin đầy đủ và cập nhật của các ngành công nghiệp có công nghệ mới và hiện đại để đề ra các tiêu chuẩn, quy định kịp thời cho hợp lý;

+ Bộ máy tổ chức quản lý cồng kềnh và chi phí cho công tác quản lý tương đối cao.

Các công cụ pháp luật về QLTN&MT chính là các bộ luật về quản lý, khai thác, và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam trong những năm 1990, cùng với chính sách đổi mới của nhà nước, một số luật về quản lý, khai thác, bảo vệ, và phát triển tài nguyên đã được bước đầu xây dựng và ban hành như luật tài nguyên rừng, luật tài nguyên nước, luật khoáng sản, luật thuế tài nguyên, luật đất đai, và luật bảo vệ môi trường.

Giám sát và thanh tra các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng tài

nguyên. Tất cả mọi hoạt động khai thác, chế biến, và sử dụng tài nguyên theo

đúng pháp luật và phải luôn được giám sát bởi các cơ quan chuyên môn của

chính phủ. Đây là việc làm phải được duy trì thường xuyên để bảo đảm tính

hiệu lực của pháp luật, tránh những thảm hoạ có thể xảy do những sai sót chủ quan của những tổ chức và cá nhân tham gia vào việc khai thác và sử dụng tài nguyên (ví dụ sự cố ở các nhà máy điện nguyên tử).

Luôn cải tiến và hoàn thiện bộ máy QLTN&MT. Thực tế cho thấy, công việc quản lý thường không theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội. Điều này dẫn đến việc thực thi pháp luật và điều hành quản lý thường bị trì trệ, không theo kịp những thay đổi thực tế, dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy việc cải tiến và đổi mới công tác quản lý cũng phải luôn được trú trọng và thực hiện thường xuyên.

3.2.1.2. Luật pháp trong quản lý tài nguyên và môi trường

a. Yêu cầu đối với luật pháp

- Luật pháp cần đảm bảo chính sách quốc gia được thực thi, đảm bảo tính

công bằng và cơ hội phát triển cho mọi đối tượng;

- Luật pháp cần mang lại tính hợp pháp và quyền lực cho các cấp thi hành luật pháp;

- Luật pháp mang lại những quy tắc rõ ràng cho các nhà đầu tư;

- Luật pháp có liên quan chặt chẽ với thiện chí chính trị, năng lực thực hiện và năng lực thực thi luật pháp;

- Luật pháp cần phải cung cấp những phương tiện và trách nhiệm để quản lý rõ ràng và minh bạch;

b. Văn kiện và công ước quốc tế về tài nguyên và môi trường

Một số văn kiện và công ước quốc tế về tài nguyên mà Việt Nam tham gia: - Công ước Ramsar, 1971 (Chính phủ Việt Nam ký chính thức tham gia năm 1989);

- Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (United Nations convention on the law of the sea) (1982);

- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra (5/1991) - Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu.

- Công ước về đa dạng sinh học (Convention on biodiversity), 1992 (Chính phủ Việt Nam ký chính thức tham gia năm 1994);

- Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô zôn (1994)

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng (1/1994)

- Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).

- Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô zôn (1/1994)

- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiểu huỷ chúng (3/1995)

- Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (hiệp định Mekong năm 1995)

- Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (6/2002) - Nghị định thư Kyoto (25/9/2002).

- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước đa dạng sinh học (01/2004)

- Văn kiện Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững, năm 2004; - Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông báo trước một số hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại trong thương mại quốc tế (PIC - có hiệu lực từ ngày 05/ 8/ 2007)

- Khung hành động Hyogo (2005-2015) và Sendai (2015-2030) về giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

c. Các văn bản pháp luật chủ yếu trong quản lý tài nguyên và môi trường tại Việt Nam

- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991) và sửa đổi (2004); Luật Lâm nghiệp (2017);

- Luật Đất đai (1993) và sửa đổi (2003), (2013);

- Luật Tài nguyên nước (1998) và sửa đổi (2012); - Luật Thủy sản (2003) và sửa đổi (2017);

- Luật Du lịch (2005) và sửa đổi (2017); - Luật Khoáng sản (1996) và sửa đổi (2010);

Tài nguyên nước:

Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

Nghị định số 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất

Nghị định 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Nghị định 54/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm

Nghị định 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước

Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông

Nghị định 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi

Quyết định số 1748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 1612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Srêpôk

Quyết định số 1606/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương

Quyết định số 1606/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả

Quyết định số 1553/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước

Quyết định số 1200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định ban hành Quy định về bảo vệ nước dưới đất 15/2008/QĐ- BTNMT

Quyết định ban hành Quy định việc điều tra, đánh giá nước dưới đất 13/2007/QĐ-BTNMT

Quyết định ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng 14/2007/QĐ-BTNMT

Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

Thông tư 31/2018/TT-BTNMT Quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài

nguyên nước

Thông tư 34/2018/TT-BTNMT Quy định về phân loại và yêu cầu trong thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đất

Thông tư 71/2017/TT-BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xác

định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa

Thông tư 72/2017/TT-BTNMT Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng

không sử dụng

Thông tư 76/2017/TT-BTNMT Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận

nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT vê Quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa

Thông tư 64/2017/TT-BTNMT Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu

trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng

Thông tư 47/2017/TT-BTNMT Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài

nguyên nước

Thông tư 36/2017/TT-BTNMT ban hành Quy định kỹ thuật và định mức

kinh tế - kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước và đánh giá, dự báo tài nguyên nước bằng mô hình dòng chảy

Thông tư 37/2017/TT-BTNMT Ban hành Quy định kỹ thuật và định mức

Thông tư 30/2017/TT-BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước

Thông tư 16/2017/TT-BTNMT ban hành Quy định kỹ thuật và định mức

kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

nước

Thông tư 15/2017/TT-BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Lập

quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

Thông tư 24/2016/TT-BTNMT Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Thông tư Quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước

dưới đất 59/2015/TT-BTNMT

Thông tư Quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước 42/2015/TT-

BTNMT

Thông tư Quy định kỹ thuật bơm nước thí nghiệm trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất 08/2015/TT-BTNMT

Thông tư ban hành Định mức kinh tế quan trắc và dự báo tài nguyên nước 01/2015/TT-BTNMT

Thông tư Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện

điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề

án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước 56/2014/TT-

BTNMT

Thông tư Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất 40/2014/TT-

BTNMT

Thông tư Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp,

gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước 27/2014/TT-BTNMT

Thông tư 09/2014/TT- BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng

nước dưới đất tỉ lệ 1/50.000

Thông tư 08/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng

nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000

Thông tư 10/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng

nước dưới đất tỷ lệ 1-100000

Thông tư 11/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng

Thông tư 12/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt

Thông tư 13/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài

nguyên nước dưới đất

Thông tư 19/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất

Thông tư 15/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên

nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000

Thông tư 16/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên

nước dưới đất tỷ lệ 1/100.000

Thông tư 17/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên

nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000

Thông tư 10/2010/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật

khảo sát, đo đạc tài nguyên nước

Thông tư 26/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật về

điều tra, đánh giá tài nguyên nước

Thông tư 20/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật

điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Thông tư 21/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật

điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Thông tư 15/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

Thông tư 02/2009/TT-BTNMT Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán

kinh phí sự nghiệp đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước 118/2008/TTLT- BTC-BTNMT

Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

Bộ Luật Hình sự chương XIX: Các tội phạm về môi trường (Điều 235 - Điều 246)

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường

Nghị định số 164/2016/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường

Nghị định 154/2016/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 154/2016/NĐ-CP

Nghị định 12/2016/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Nghị định về Quản lý chất thải và phế liệu 38/2015/NĐ-CP

Nghị định Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường 18/2015/NĐ-CP

Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 19/2015/NĐ-CP

Nghị định Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường 03/2015/NĐ- CP

Nghị định Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 127/2014/NĐ-CP

Nghị định về Thoát nước và xử lý nước thải 80/2014/NĐ-CP

Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Nghị định 69/2012/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ- CP hướng dẫn Luật thuế bảo vệ môi trường

Nghị định 67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế bảo vệ môi trường

Nghị định 81/2007/NĐ-CP Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

Nghị định về Quản lý chất thải rắn 59/2007/NĐ-CP

Nghị định 140/2006/NĐ-CP Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)