Nâng cao nhận thức cộng đồng (giáo dục và truyền thông)

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 44 - 49)

Việc thực hiện các bộ luật tài nguyên sẽ không thể thực hiện được nếu

không có sự tham gia của cộng đồng bởi các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã

hội cơ sở chính là những đối tượng khai thác và sử dụng tài nguyên mạnh nhất của xã hội. Tuy nhiên, sự phân hoá mạnh mẽ về trình độ dân trí và những

chính sách giáo dục thiếu hợp lý, các nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của

các đối tượng tham gia khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật rất kém hoặc hầu như chưa có. Chính vì vậy giáo dục cộng đồng trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên là điều cực kỳ quan trọng, phải được ưu tiên và trở thành quốc sách.

3.1.6.1. Cộngđồngsự tham gia củacộngđồng

Cộng đồng: là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý được

nêu rõ, có văn hóa và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để

cùng theo đuổi một mục đích.

Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường, xã, tổ chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có chung nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động ở địa phương.

Tổchức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng,

vì cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, cùng nhau hợp sức để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào các hoạt động ở địa phương.

Sự tham gia củacộngđồng: là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng

có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả

mọi người.

Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng: nhằm xây dựng năng lực của đông

đảo người dân, để duy trì tốt việc quản lý khai thác, sử dụng kết quả của dự án.

Phát triển sự tham gia củacộng đồng: là sự mở rộng vai trò quản lý của quần

quyết định tăng cường mối quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

Lợi ích trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng:

- Người dân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định vì kết quả của các quyết định sẽ có ảnh hưởng tốt tới chính cuộc sống của cộng đồng;

- Sự tham gia của cộng đồng làm tăng khả năng của người dân, bởi vì khi

cùng hợp tác với nhau, nó sẽ làm tăng sự tự tin và khả năng trong việc tự giải

quyết các vấn đề khó khăn của riêng mình;

- Sự tham gia của cộng đồng giúp đảm bảo cho các kết quả của dự án tốt hơn bởi người dân biết được cái gì họ cần, họ biết cái gì họ có khả năng đạt được và họ có thể điều các nguồn lực của họ cho các hoạt động của cộng đồng;

- Sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo sự ràng buộc giữa người dân đối với các dự án, như vậy việc thực hiện dự án sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn.

Để sự tham gia của cộng đồng có hiệu quả, cần thiết phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Cán bộ chính quyền địa phương nên có sự hiểu biết, có kinh nghiệm về

công tác tham gia cộng đồng và có cung cách dân chủ trong lãnh đạo;

- Các kênh tham gia của cộng đồng phải được thể chế hóa và dân chúng

phải được hiểu rõ về công việc được tham gia;

- Cần có được sự tương đồng về văn hóa trong nhóm cộng đồng, cũng như

thái độ ủng hộ, vai trò tích cực đối với trách nhiệm cộng đồng, ý thức đối với

quy định về thể chế và chính sách công của các nhóm cộng đồng. Các yếu tố đảm bảo tính bền vững của sự tham gia của cộng đồng:

- Chiến lược truyền thông tạo ra nhận thức rộng rãi về các vấn đề kinh tế,

xã hội, môi trường trong cộng đồng và trách nhiệm của các bên liên quan đối

với yêu cầu và trách nhiệm của cộng đồng trong việc quản lý dự án;

- Lãnh đạo địa phương và tổ chức cộng đồng cần khuyến khích và quan

tâm đến các nhu cầu của cộng đồng;

- Cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (phường, xã) đưa ra các quy định, thể chế trong phường, xã về các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng;

- Cần có sự hỗ trợ của cơ quan từ vấn đề chuyên môn hay các vấn đề khác có liên quan đến các dự án có sự tham gia của cộng đồng.

- Các nhóm cộng đồng thường là có địa vị thấp và thu nhập không cao, nên khó có thể đòi hỏi người dân có nhận thức rõ ràng về lợi ích trước mắt và lâu

dài, cũng như việc đóng góp ý kiến cho các hoạt động của dự án. Vì vậy, đòi

hỏi người đưa ra sáng kiến phải kiên trì và có phương án phù hợp;

- Để tiếp cận lấy ý kiến cộng đồng trong các quá trình chuẩn bị và triển khai dự án cần đòi hỏi có thời gian, công sức để tổ chức các buổi lấy ý kiến;

- Chính quyền địa phương còn thiếu sự hiểu biết về cách huy động sự tham gia của cộng đồng nên còn lúng túng, công sức để tổ chức các buổi lấy ý kiến;

- Đa số các nhóm cộng đồng địa phương khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương và chính quyền địa phương lại càng khó trong việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động cộng đồng vì chưa có sự phân cấp mạnh về tài chính ở địa phương;

- Năng lực quản lý của cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến lúng túng trong điều hành;

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và cộng đồng chưa được thể chế hóa, nếp nghĩ, nếp làm thường vẫn theo lề lối cũ ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng.

Các hình thức tham gia cộng đồng: - Nhân dân kiểm soát;

- Giao quyền cho các nhóm dân cư;

- Phối hợp giữa cộng đồng và chính quyền;

- Chính quyền trao đổi bàn bạc với các nhóm cộng đồng;

- Chính quyền thông báo cho dân biết trước khi đưa ra các quyết định; - Chính quyền vận động cộng đồng làm theo.

Các phạm vi tham gia của cộng đồng: - Cung cấp thông tin;

- Tham gia lãnh đạo; - Cung cấp nguồn lực; - Quản lý duy trì; - Giám sát và đánh giá.

Giáo dục cộng đồng là hoạt động giáo dục nhằm cung cấp kiến thức cho cộng đồng theo chương trình phổ biến đang sử dụng trong các tổ chức giáo dục, đào tạo. Các hoạt động giáo dục cộng đồng có thể được tiến hành trong nhà trường và ở địa phương.

Mục tiêu của giáo dục cộng đồng:

- Nâng cao nhận thức cho các cộng đồng về tầm quan trọng của công tác

QLTN&MT;

- Tác động làm thay đổi thái độ của người dân quan tâm hơn và tích cực

tham gia các hoạt động QLTN&MT của cộng đồng;

- Giúp cộng đồng nâng cao kỹ năng xác định và giải quyết các vấn đề có

liên quan;

- Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia các hoạt động QLTN&MT.

Phạm vi giáo dục cộng đồng: liên quan đến tất cả mọi đối tượng trong xã hội, chú trọng các nhóm cộng đồng:

- Nhóm cộng đồng trong độ tuổi học sinh; - Nhóm cộng đồng phụ nữ;

- Nhóm cộng đồng tổ dân phố, thôn, xóm;

- Nhóm cộng đồng của các hội, đoàn thể sinh hoạt ở phường, xã; - Nhóm cộng dồng doanh nghiệp;

- Nhóm cộng đồng thương nhân. Các loại hình giáo dục cộng đồng:

- Giáo dục chính khóa hoặc không chính khóa; - Các khóa học theo tín chỉ hoặc không theo tín chỉ; - Giáo dục bổ túc hoặc tại chức dành cho cộng đồng; - Các khóa đào tạo cho cộng đồng theo hợp đồng; - Các khóa đào tạo ngắn hạn do cộng đồng tổ chức;

- Các khóa đào tạo do địa phương hoặc phối hợp các ngành tổ chức; - Các khóa đào tạo ngắn hạn từ kinh phí của các dự án hay đơn vị tài trợ; - Các hoạt động phát triển cộng đồng dưới nhiều hình thức.

Phương pháp giáo dục cộng đồng: - Giáo dục trên lớp;

- Giáo dục ngoài trời và thực địa;

- Giáo dục có sử dụng các trò chơi mô phỏng;

- Giáo dục bằng cách tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các điển hình tốt; - Giáo dục thông qua phương pháp điều tra, khảo sát;

- Cách tiếp cận giáo dục có sự tham gia của người học;

- Giáo dục theo phương pháp thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình

thức;

- Giáo dục dưới hình thức tổ chức các cuộc thi đua: tìm hiểu kiến thức, thi vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, thu thập tài liệu theo chủ đề, thi văn nghệ theo chủ đề, thi báo cáo viên giỏi...

3.1.6.3. Truyền thông cộngđồngquản lý tài nguyên và môi trường

Truyền thông cộng đồng là một quá trình tác động qua lại và xây dựng mạng lưới về mặt xã hội theo chiều ngang và chiều dọc qua các phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông được sản xuất thường xuyên, quản lý và điều khiển bởi những người ở cấp cộng đồng địa phương hoặc bởi sự hợp

tác chặt chẽ với những người ở mọi cấp của xã hội để cùng chia sẻ cam kết về

mặt chính trị, xã hội nhằm hướng tới mục tiêu bình đẳng. Nguyên tắc truyền thông:

- Truyền thông phải mang tính chiến lược và hệ thống; - Truyền thông phải có cách tiếp cận tổng hợp;

- Truyền thông phải có tính định hướng cộng đồng; - Truyền thông phải chuẩn mực.

Các bước của chiến lược truyền thông: - Phân tích và xác định vấn đề;

- Xác định đối tượng truyền thông; - Xác định mục tiêu truyền thông; - Xác định chiến lược truyền thông;

- Tạo điều kiện cho sự tham gia của cộng đồng trong các khâu truyền thông;

- Chọn phương tiện truyền thông; - Thiết kế thông điệp truyền thông;

- Sản xuất và thử nghiệm sản phẩm truyền thông; - Trình diễn sản phẩm truyền thông;

- Tư liệu hóa, giám sát và đánh giá.

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)