Công cụ kinh tế được coi là công cụ bổ sung cho công cụ pháp lý. Một loạt các chế tài mà các nhà quản lý đưa ra là các mức thuế, phí sử dụng tài nguyên. Điều này buộc các nhà sản xuất, các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn đầu tư
thiết bị thay đổi dây chuyền công nghệ, thay đổi tính chất và tiết kiệm tối đa
nguyên liệu đầu vào để giảm các loại thuế và phí nói trên. Phương thức này đã tạo ra một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra đòn bẩy kinh tế khi mà doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên đây cũng là công cụ đòi hỏi chi phí quản lý lớn, số liệu điều tra, quan trắc nhiều.
Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá
nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi
trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau: Thuế tài nguyên
Thuế và phí chất thải. Thuế và phí rác thải. Thuế và phí nước thải.
Thuế và phí ô nhiễm không khí. Thuế và phí tiếng ồn.
Phí đánh vào người sử dụng.
Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón...).
Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường.
Phí dịch vụ môi trường là gì?
"Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường". Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 dạng phí dịch vụ môi trường là dịch vụ cung cấp nước sạch, xử lý nước thải
và dịch vụ thu gom chất thải rắn. Đối với một số nước nông nghiệp, dịch vụ
cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một vấn đề cần
quan tâm nghiên cứu để có chính sách áp dụng phù hợp.
- Phí dịchvụ cung cấpnướcsạch và xử lý nướcthải
Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt
ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối
tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước
và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ.
Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vị nước sạch đó.
Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới
cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.
Người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.
- Phí dịchvụ thu gom chất thảirắn và rác thải
Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phát triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.
Việc xác định mức phí của dịch vụ môi trường có thể thuận lợi khi cân nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của rác thải.
Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần.
Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình, căn cứ vào số người, ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ môi trường v.v... để xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp. Theo cách này có thể không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên không khuyến khích được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.
Một số văn bản pháp lý liên quan đến thuế, phí tài nguyên và môi trường như sau:
Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 (57/2010/QH12) Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (45/2009/QH12)
Luật phí và lệ phí năm 2015 (97/2015/QH13)
Nghị định 50/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên
Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường
Nghị định 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường
Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản Nghị định số 164/2016/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Nghị định 154/2016/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường thuộc cơ sở công ích nhà nước
Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thuế bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC
ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày
08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường
Thông tư sửa đổi Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường
Thông tư hướng dẫn việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
Thông tư hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường
quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về
ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 7 thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn về thuế tài nguyên
Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 7 thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn về thuế tài nguyên
Thông tư BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý
Thông tư 159/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định
67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường
3.2.2.2. Giấy phép chấtthải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm"
"Cota gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là cota gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có mức phân bổ cota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có
quyền mua và bán cota gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua cota gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi
phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua cota gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại
cota gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá
trình chuyển nhượng cota gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người
bán và người mua cota gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho
mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường. Giấy phép chất thải được quy định trong một số văn bản như sau:
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 Về quản lý chất thải nguy hại. Điều 16. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH.
Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, quy định tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 Về quản lý chất thải và phế liệu. Điều 10. Cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại ( đã được sửa đổi và bổ sung trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019) quy định về đối tượng lập hồ sơ đăng ký giấy phép,thời hạn, thủ tục cấp, bộ ngành quy định. Theo đó, thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 5 năm, kể từ ngày cấp (tăng thêm 2 năm so với quy định hiện hành).
3.2.2.3. Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ
gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu
các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền
nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác
bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp
chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015. Chương III: Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Điều 12-15.Quy định đồng tiền ký quỹ, mức ký quỹ, phương thức ký quỹ, thời điểm ký quỹ, hồ sơ, trình tự thủ tục ký quỹ .
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015. Chương VII: Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Điều 37- 38 về nguyên tắc và đối tượng ưu đãi, hỗ trợ. Điều 39-49 bao gồm các hạng mục ưu đãi hỗ trợ.
Thông tư 08/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường. Chương II: Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường. Điều 5. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ. Điều 6. Quản lý tiền ký quỹ. Điều 7. Sử dụng tiền ký quỹ. Điều 8. Trách nhiệm của bên nhận ký quỹ. Điều 9. Trách nhiệm của bên ký quỹ.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường (CPM) đã được quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015. Các khoản tiền ký gửi với cam kết phục hồi hiện trạng môi trường sau khi thực hiện khai thác; sẽ được hoàn trả nếu thực hiện cam kết.
3.2.2.4. Trợcấp môi trường
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:
Trợ cấp không hoàn lại. Các khoản cho vay ưu đãi. Cho phép khấu hao nhanh. Ưu đãi thuế.
Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ