Các bất cập trong quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 124 - 126)

Nguồn: AFD, ADB, AusAID, CIDA, DFID, EQ... Báo cáo phát triển Việt Nam 2011: Quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Báo cáo Đánh giá Ngành nước Việt Nam (WSR) đã chỉ ra những điểm hạn

chế của tài nguyên nước ở Việt Nam: 77% lượng nước mặt tập trung ở 3 con song chính và hơn 60% tổng lưu lượng nước mặt bắt nguồn từ các nước khác. Mặc dù tổng lượng nước mặt hang năm vượt quá tiêu chuẩn quốc tế để có đủ nước cho các mục đích sử dụng, nhưng sẽ sai lầm nếu kết luận tương tự về nguồn nước có thể sử dụng quanh năm. Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20–30% lượng nước của cả năm. Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, vào mùa khô và với mức độ phát triển như hiện nay, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính hiện đang thiếu nước bất thường hoặc cục bộ. Vào mùa mưa, điều kiện địa lý và địa hình khiến choViệt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lốc tố và lũ lụt.

Các nhánh sông ở thượng lưu có chất lượng nước tương đối tốt, ngoại trừ

một số nơi bị ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, ở hạ lưu, nhất là với các sông chảy qua

khu công nghiệp và vùng đô thị lớn, chất lượng nước đang dần dần suy thoái

do nước thải chảy thẳng vào song ngòi và phần lớn không được xử lý. Một số đoạn sông hiện đã được xếp vào loại “sông chết”do không còn khả năng hỗ trợ bất kỳ hình thức sống nào. Ao hồ và kênh rạch ở các vùng đô thị trở thành các rãnh thoát nước và nơi chứa nước thải.

Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn có thể dùng để cấp nước sinh hoạt (hiện tại nước ngầm chiếm khoảng một nửa nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt) và nhiều mục đích sử dụng kinh tế khác. Nhưng có nhiều nơi nước ngầm bị khai thác tập trung khiến cho việc sử dụng nước thiếu bền vững. Tại Hà Nội và nhiều khu vực tại Tp. Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã giảm 30 m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, và một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong một thời gian ngắn nữa. Có rất ít

thông tin về chất lượng hoặc khối lượng nước ngầm để đảm bảo mục tiêu sử

dụng bền vững. Nước ngầm cũng dễ bị ô nhiễm, và một số nguồn nước ngầm quan trọng hiện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng đến mức không thể hồi phục.

An ninh nguồnnước

Việt Nam đang phải đối mặt với một tương lai hết sức bấp bênh về nguồn nước, vì nguồn nước ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các con sông quốc tế, và tình trạng thiếu nước và tranh chấp nước vào mùa khô đã xảy ra ở nhiều nơi. Biến đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Tình hình sử dụng nước hiện tại cũng thiếu tính bền vững. Báo cáo Đánh giá Ngành Nước cho thấy, với các điều kiện dân số và mức độ phát triển kinh tế hiện tại, vào

mùa khô, đã có 6 lưu vực sông ở Việt Nam được xếp vào nhóm “chịu áp lực

trung bình”, và 4 lưu vực khác được xếp vào nhóm “chịu áp lực cao”. Lưu vực

sông Đồng Nai là một mối lo đặc biệt, vì vùng lưu vực này đóng góp khoảng

1/3 GDP toàn quốc. Tổng dung tích có ích của các hồ chứa vào khoảng 37 tỷ m3,

chưa bằng 5% lượng nước mặt bình quân hàng năm, và chỉ riêng hai lưu vực sông lớn đã chiếm tới 2/3 dung tích nói trên.

Các dịchvụcấpnước và vệ sinh bềnvững

Mặc dù đã có nhiều thành công to lớn nhưng xét đến áp lực từ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, thì không có gì đáng ngạc nhiên là Việt Nam đang phải gắng hết sức để đảm bảo điều kiện cấp nước và vệ sinh cho dân chúng. Khu vực nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong vai trò và trách nhiệm, và không chú trọng đến cung cấp dịch vụ. Các tiêu chuẩn thiết kế thiếu phù hợp, dẫn đến chi phí cơ bản cao và tạo ra tác động bất lợi đến cơ cấu phí dịch vụ, khả năng chi trả và khả năng chấp nhận dịch vụ. Vệ sinh vẫn bị coi như một hàng hóa tư nhân, do đó cần được hỗ trợ để huy động, và qua đó, tối đa hóa các lợi ích từ nguồn cung cấp nước mới. Điều kiện vệ sinh kém gây ra những nguy hiểm cho con người và những tổn thất kinh tế đáng kể, ước tính vào khoảng 1,8% GDP. Tổng nhu cầu đầu tư có thể lên đến nhiều tỷ USD.

Tiêu thoát nước đô thị cũng là một vấn đề quan trọng và đang có xu hướng xấu đi do sự mở rộng nhanh chóng của các thành phố lớn và thị xã thị trấn. Một

trong những thách thức lớn nhất trong quản lý nước ở Tp. Hồ Chí Minh, đó là

giải quyết hai yêu cầu ngày càng cấp thiết – bảo vệ các vùng đất thấp khỏi úng ngập do mưa bão và triều cường, và đảm bảo tiêu thoát nước mưa và nước thải bị ô nhiễm. Ở Hà Nội, mưa lớn thường làm tê liệt những khu vực quan trọng của thành phố. Kế hoạch mở rộng đô thị nhanh chóng chưa đến tính đến những yêu cầu về tiêu thoát nước.

Ô nhiễm và Suy thoái

Đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng – cùng với nước thải công nghiệp, sinh hoạt và bệnh viện không được xử lý, tiêu thoát nước đô thị yếu

đổchất thải rắn – đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước. Một lượng lớn nước thải không được xử lý là nước thải được xả thải bất hợp pháp (91,

BCPTVN). Các thiệt hại kinh tế, chủ yếu do các tác động đến sức khỏe và chi

phí để bảo vệ con người khỏi tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ước tính lên đến hàng trăm triệu đô- la mỗi năm (92, BCPTVN).

Thiên tai

Gần 60% tổng diện tích đất và hơn 70% dân số Việt Nam thường xuyên bị đe dọa bởi bão lụt, các thiên tai này thường dễ xảy ra ở những nơi lưu vực sông

và vùng ven biển giao cắt nhau. Trong 20 năm qua, thiên tai đã khiến cho hơn

13.000 người thiệt mạng và gây tổn thất bình quân hàng năm tương đương 1% GDP. Ngoài ra, ngày càng có nhiều lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu đối với tần suất và cường độ của các nguy cơ khí hậu. Tăng cường quản lý thiên tai là một ưu tiên của chính phủ Việt Nam. Tháng 11/2007, chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Ứng phó và Giảm thiểu Thiên tai đến năm 2020, với một cơ cấu cân đối các biện pháp công trình và phi công trình.

Các biện pháp phi công trình, ví dụ như quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng,

đã được triển khai ở Việt Nam từ đầu năm 2000 và sẽ càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chính phủ đã phê chuẩn một chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM), với dự kiến hỗ trợ hơn một nửa số cộng đồng dân cư trong cả nước.

Biếnđổi khí hậu

Biến đổi khí hậu sẽ đem đến nhiều mô hình lượng mưa khác nhau và làm

cho mực nước biển dâng. Tổng lượng mưa hàng năm dự kiến sẽ tăng ở khắp

mọi nơi – có thể tăng 10% trong vùng đồng bằng châu thổsông Hồng vào năm

2050. Trái lại, trong các tháng mùa khô, nhất là ở các vùng phía nam (bao gồm

cả đồng bằng song Cửu Long), lượng mưa bình quân dự kiến sẽ giảm, có thể giảm tới 20%. Mực nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh, nhiều vùng ở đồng bằng sông Hồng, và một dải đồng bằng ven biển lớn, bao gồm các cửa sông nhỏ. Theo nhiều nguồn khác nhau, mực nước biển dâng trung bình vào năm 2100 có thể vào khoảng 18 – 70 cm, và có thể lên đến 100 cm hoặc hơn nếu xem xét các tác động theo kịch bản phát thải cao và tình trạng tan băng của các núi băng. Nếu không có biện pháp thích ứng thì khi mực nước biển dâng 1 m, hơn 9% tổng diện tích đất bề mặt sẽ bị ngập và tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng sẽ lớn hơn con số đó rất nhiều.

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)