QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 118 - 119)

4.3.1. Giớithiệu chung

Nước rất cần thiết cho mọi dạng sống. Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của mình, loài người đã định cư, trồng trọt, và xây dựng các khu dân cư và

thành phố gần các nguồn nước ngọt. Ngoài yếu tố quyết định sự sống, nước

còn được sử dụng trong giao thông vận tải, tưới tiêu, xử lý chất thải, và phát

triển công nghiệp (thuỷ điện, làm mát máy móc...), và nó là một hệ sinh thái cho phần lớn các nguồn thức ăn của chúng ta. Trong tổng số nước tồn tại, có đến 97% tập trung ở các đại dương, và bởi vì nó chứa một lượng muối hoà tan lớn, nguồn nước này không thể uống hoặc sử dụng trong nông nghiệp được. Hai phần ba của 3% nước cũng lại bị khoá chặt trong các tảng băng ở hai cực bắc và nam. Trừ đi lượng nước dưới đất, còn lại chỉ khoảng 0,008% của tất cả các nguồn nước tồn tại trong các hệ thống sông ngòi, hồ, và đầm lầy trên bề mặt.

Thậm chí với số lượng nước mặt hiện tại, điều này không phải là vấn đề đáng quân tâm vì nguồn cung cấp vẫn đủ cho nhu cầu của chúng ta. Yếu tố đáng chú ý hơn là sự phân bố của nước ngọt biến đổi rất lớn, cả theo mùa (mùa mưa, mùa khô) và theo khu vực địa lý (vùng nhiệt đới ẩm và sa mạc).

Trên thế giới thì tưới tiêu nông nghiệp tiêu thụ nước nhiều nhất, chiếm khoảng 69% tổng số nước tiêu thụ. Không như nước sinh hoạt và nước sử dụng

trong công nghiệp, phần lớn được trả lại tự nhiên, nước sử dụng trong nông

nghiệp là loại nước ‘tiêu thụ’: lượng nước này thường hoặc là bị bốc hơi, hấp thụ bởi thực vật rồi thải ra không khí hoặc tạo thành một phần của thực vật. Phần nước quay trở lại các hệ thống tiêu nước thường bị hấp thụ bởi trầm tích

và các loại muối bắt nguồn từ sự bóc mòn của đất, các chất thải hoá học, và sự

tăng nhiệt độ khí quyển.

Trong tổng số nước của thế giới thì chỉ có 6/10 của 1% là nước ngầm. Tuy

nhiên lượng nước chứa trong các tầng đất dưới vỏ Trái đất là rất lớn. Khi chỉ

quan tâm đến lượng nước ngọt được sử dụng thì nước ngầm cũng đúng một

vai trò quan trọng (Bảng 4.7).

Bảng 4.7. Phân bố và tỷ trọng của các loại nước trong tự nhiên

Phần của quyển

nước Thểngọt tích (km3) của nước

Tỷ lệ cuả các nguồn nước khác nhau (%)

Tốcđộ trao đổinước

Các tảng băng và núi

băng 24000000 84,945 8000 năm

Nướcngầm 4000000 14,158 280 năm

Đầmhồ 155000 0,549 7 năm

Độẩmcủađất 83000 0,294 1 năm

Nướcbốchơi trong khí

quyển 14000 0,049 9,9 ngày

Nước sông suối 1200 0,004 11,3 ngày

Tổng 28253200 100,000

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, các giếng và điểm xuất lộ nước ngầm cung cấp không chỉ số lượng lớn nước cho con người mà còn cho cây trồng, gia súc, và công nghiệp. Tuy nhiên, ở nhiều vùng việc sử khai thác quá mức nước ngầm đó dẫn tới giảm lưu lượng, sụt lún đất, và tăng giá thành khai thác nước ngầm

(ví dụ ở Hà Nội). Hơn thế nữa, sự ô nhiễm nước ngầm do các hoạt động cuả

con người đang tăng lên và trở thành mối đe doạ thực sự.

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)