4.2.1. Giớithiệu chung
Phần lớn mặt đất được bao phủ bởi một lớp đất, thường dày khoảng < 2m. ở đây đất được hiểu là lớp trên cùng cảu bề mặt Trái đất được thành tạo một cách tự nhiên có chứa các vật chất sống, có khả năng hỗ trợ sự tăng trưởng của các loại thực vật có rễ. Đất chứa cả các vật chất vô cơ và các vật chất hữu cơ sống và chết. Vì vậy, đất là một hệ thống địa chất - địa lý - sinh học phức tạp. Có rất nhiều loại đất khác nhau. Mặc dù đất chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tỷ trọng của vỏ Trái đất nhưng chúng rất quan trọng đối với sự sống và là một loại tài nguyên cực kỳ quan trọng vì chúng là môi trường sống của chúng ta và là tác nhân hỗ trợ cho sự sinh trưởng của các loại thực vật và các sinh vật khác: đất là cơ sở của hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người.
Đất là loại tài nguyên mà chúng ta khai thác qua các hoạt động nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng. Đất là tài nguyên có
thể tái tạo dưới góc độ là chúng có thể được bảo vệ thông qua việc sử dụng phân bón một cách khoa học và thâm canh thích hợp. Tuy nhiên, mặc dù đất có thể cải tạo để tăng năng suất nông nghiệp, chúng cũng có thể bị phá huỷ hoặc xâm hại không thể tái tạo được (chẳng hạn đá ong hoá) bằng các yêu tố tự nhiên hay do sự can thiệp của con người. Trong chu kỳ phong hoá tự nhiên, sự
thành tạo và bóc mòn đất có sự cân bằng tự nhiên rất hoàn hảo. Việc phá huỷ
đất do con người dễ dàng hơn nhiều so với quá trình tạo đất.