Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 81 - 85)

Nội dung phần 4.1.3, 4.1.4, 4.1.5, 4.1.6 được trích trong Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Hoàng Hà, Trần Đăng Quy, 2020. Địa chất môi trường với phát triển bền vững Việt Nam: Công nghệ địa môi trường cho bảo vệ môi trường vùng khai thác và chế biến khoáng sản. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai): quy trình khai thác chủ yếu là lộ thiên với phương thức mở moong cắt tầng. Quặng đồng được tuyển tại nhà máy bằng phương pháp tuyển nổi (Phạm Tích Xuân, 2010). Tinh quặng đồng và tinh quặng sắt được thu hồi, nguyên tố đất hiếm, phóng xạ và các kim loại đi kèm khác chưa được đưa vào quy trình tuyển để thu hồi (Phạm Tích Xuân, 2010).

Mỏ chì kẽm Chợ Đồn (Bắc Kạn): Mỏ được khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Quặng gốc được thu hồi bằng phương pháp tuyển nổi, quặng oxy hóa được xử lý bằng phương pháp thiêu kết (Phạm Tích Xuân, 2010).

Mỏ thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang): Những năm trước đây, công nghệ khai thác chủ yếu là ô tô, máy xúc, kết hợp với khai thác bằng tàu hút bùn, khai

thác bằng thủ công. Công nghệ tuyển khoáng là các hệ tuyển tập trung theo

nguyên tắc tuyển trọng lực, cơ khí nhỏ, đơn giản. Hiện nay, để có thể khai thác tận thu quặng, quặng thải, không thể áp dụng phương thức khai thác hoàn toàn cơ giới. Bởi vậy khu mỏ đã chuyển sang mô hình khai thác thủ công bán cơ giới với hệ thống tuyển khoáng nhỏ, gọn nhẹ và cơ động. Việc tái khai thác tận thu

sa khoáng được triển khai bằng phương pháp lộ thiên sau đó được thực hiện

bằng phương pháp sàng tuyển.

Mỏ antimon Mậu Duệ (Hà Giang): Công nghệ khai thác chủ yếu là phương

pháp lộ thiên khoan bắn mìn toàn tầng, xúc bốc và vận chuyển bằng ô tô ở độ

sâu +45 m. Quặng được đưa về nhà máy luyện antimon ở gần khu vực khai

thác không qua tuyển, bao gồm 2 khâu: thiêu quặng antomon trong lò Hecsi và luyện antimon trong lò phản xạ (Phạm Tích Xuân, 2010).

Mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam): Dây chuyền tuyển ở nhà máy Bồng

Miêu là dây chuyền khép kín hoàn toàn. Khác với dây chuyền tuyển xyanua

truyền thống áp dụng phổ biến ở hầu hết các mỏ vàng trên thế giới là toàn bộ quặng đều đưa vào ngâm chiết xyanua, ở mỏ Bồng Miêu chỉ có phần tinh quặng thu hồi được sau tuyển trọng lực và tuyển nổi, bằng khoảng 10% khối lượng quặng đầu vào của Nhà máy, phải xử lý bằng xyanua. Do đó, khối lượng quặng thải sau xử lý hóa chất xyanua thải ra đập chứa chỉ bằng 10% tổng lượng quặng đưa vào nhà máy. Bể xử lý quặng bằng xyanua là một thùng thép dày, không rỉ, kín hoàn toàn. Vàng sau khi được hòa toàn bằng xyanua sẽ được điện

phân để thu hồi và được nung chảy đúc khuôn. Lò nung đúc vàng là lò điện

Mỏ vàng gốc Sa Phìn (Lào Cai): Mỏ vàng gốc Sa Phìn có 2 hệ thống khai

thác phù hợp như sau: Hệ thống khai thác buồng chia lớp ngang chèn lò bằng

đá trụ. Hệ thống này được áp dụng khai thác các thân quặng dốc đứng có chiều dày trung bình, quặng có độ bền vững lớn, đất đá xung quanh kém bền vững, mặt tiếp xúc giữa đất đá và quặng tương đối đều, thân quặng không chứa kẹp, giá trị kinh tế của quặng lớn. Hệ thống khai thác phá nổ phân tầng được áp dụng trong điều kiện thân quặng có chiều dày trung bình dốc đứng, đất đá và quặng thuộc loại bền vững, khó sập đổ.

Mỏ vàng gốc Avao (Quảng Trị): Áp dụng hệ thống khai thác lưu quặng. Tuy nhiên đối với những khu có vỉa dốc thoải đến nghiêng sẽ áp dụng hệ thống

khai thác buồng trụ. Công tác khai thác trong một cột được tiến hành từ dưới

lên, và việc đào các lò nối và lò vượt trước được thực hiện trước mỗi chu kỳ

khấu của lò chợ (đảm bảo luôn tiến trước gương của lò chợ). Sau mỗi luồng khấu của lò chợ, tiến hành thu hồi một phần quặng lưu trong buồng khấu để tạo không gian cho công nhân thực hiện các công việc trong lò chợ. Phần quặng

còn lại sẽ được thu hồi khi công tác khấu quặng trong buông khấu kết thúc và

chuyển sang khấu buồng tiếp theo.

Quặng vàng gốc Avao Quảng Trị có thể thu hồi vàng bằng phương pháp tuyển nổi quặng đã nghiền đến xấp xỉ 90 % cấp -0,074 mm đạt hiệu quả cao. Quặng tinh thu được có hàm lượng vàng 108,3 g/tấn, thực thu 89,16%.

Mỏ titan sa khoáng tại Tây Liêm Bắc và Đông Sen Thủy (Quảng Bình): Khu mỏ áp dụng khai thác bằng sức nước và công nghệ tuyển trọng lực (Công ty TNHH Kim Tín Quảng Bình, 2014).

Mỏ titan sa khoáng tại Đồng Luật (Quảng Trị): Mỏ sử dụng phương pháp khai thác bằng sức nước với hình thức khai thác cuốn chiếu. Do vậy khu vực đổ thải đầu tiên của khoảnh khai thác thứ nhất sẽ được đổ sang bên cạnh về phía Tây Bắc với khối lượng xấp xỉ 398.000 m³.

Quặng được tuyển bằng cách bơm hút bùn chân không làm việc theo sơ đồ hình rẻ quạt, hút theo các lớp cát quặng mỏng từ ngoài vào trong, phần cát phía trên tự sập lở xuống gương khai thác sức nước. Sau khi hút bùn cát quặng được vận chuyển lên sàng lọc rác, sau đó dung dịch được chảy qua qua hệ thống các

vít xoắn sơ cấp; một phần cát thải chảy xuống bể chứa cát thải, được bơm cát

thải ra khu vực đã khai thác. Cát quặng được bù thêm nước bơm tiếp lên các vít trung gian, sau khi tuyển ở vít trung gian, một phần cát thải chảy xuống bể chứa cát thải, được bơm bùn cát thải ra khu vực đã khai thác. Phần cát quặng

còn lại được bù nước bơm lên vít sản phẩm (tuyển cuối), cát thải được bơm ra

bãi thải, quặng thô bơm lên bãi chứa, dóc nước, xúc lên ôtô vận chuyển về nhà máy chế biến quặng tinh.

Mỏ titan – zircon tại Mũi Đá 1 (Bình Thuận): Sử dụng phương pháp khai

thác bằng sức nước, dùng máy bơm, bơm trực tiếp dung dịch bùn cát lên hệ

thống tuyển thô. Công nghệ tuyển quặng thô được chọn là hệ thống vít xoắn. Quặng sau tuyển thô được bơm về bãi chứa, dóc nước, xúc bốc trực tiếp bằng máy xúc thủy lực gầu ngược với dung tích gầu E = 0,8 m³ lên ôtô vận chuyển về nhà máy tuyển tinh.

Mỏ ilmenit – zircon tại Hoàng Lan (Bình Thuận): Áp dụng hệ thống khai thác dạng cuốn chiếu theo thứ tự lô khai thác, 1 tầng khai thác, sử dụng bãi thải

trong (Công ty Cổ phần Đường Lâm, 2018). Cát quặng vận chuyển trong khai

trường bằng hệ thống đường ống có áp. Quặng thô thu hồi vận chuyển từ bãi chứa quặng thô về nhà máy được vận chuyển trực tiếp bằng ô tô.

Mỏ sa khoáng titan – zircon tại Nam Suối Nhum (Bình Thuận): Sử dụng phương pháp khai thác bằng sức nước với quặng nguyên khai được cấp cho hệ thống vít xoắn bằng bơm cát. Tuyển quặng bao gồm hai khâu: Tuyển thô (được

thực hiện ngay tại khai trường, công nghệ tuyển được sử dụng là tuyển trọng

lực sử dụng các cụm vít xoắn); sau tuyển thô tại mỏ, quặng được vận chuyển về nhà máy chế biến tuyển tinh (Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản và Hội Địa

hóa Việt Nam, 2014). Quặng nguyên khai được khai thác bằng cách bơm bùn

cát lên các sàng lọc rác. Sau đó dung dịch quặng nguyên liệu được chảy qua các cụm vít xoắn. Mỗi cụm/bè vít xoắn lắp đặt 20 vít xoắn, được kết cấu theo ba cấp tuyển: vít xoắn sơ cấp (10 – 12 chiếc), vít xoắn trung gian (6 – 8 chiếc) và vít sản phẩm (4 chiếc). Sản phẩm được bơm về vị trí tập kết sản phẩm (bãi chứa quặng)

và cát thải của từng cụm được bơm về bãi thải ngoài và bãi thải trong (khoảng

trống đã khai thác).

Mỏ sa khoáng titan – zircon tại Hồng Thắng 1 (Bình Thuận): Mỏ sử dụng phương pháp khai thác bằng sức nước. Quy trình khai thác thay đổi tùy vào điều kiện khai thác, điều kiện bãi thải, cung cấp nước, biến đổi hàm lượng quặng tại các tầng khác nhau, v.v… Để đảm bảo sản lượng khai thác, quá trình khai thác thực tế, có thể kết hợp cả các cụm vít xoắn trên cạn (hoặc trên các tầng

khác nhau) cùng làm việc. Quặng nguyên khai được cấp từ hố bơm cho hệ

thống vít xoắn bằng bơm cát, dùng máy bơm cao áp đặt trên phà bơm, bơm hút trực tiếp bùn quặng dẫn theo đường ống có áp về các vít xoắn để tuyển quặng. Sử dụng súng bắn nước hạ thấp các tầng cao (đảm bảo chiều cao tầng Hk ≤ 20 m), tuyển quặng đồng thời bằng phương pháp tuyển trọng lực (các cụm vít xoắn).

Mỏ titan – zircon Hồng Thắng 1 có chiều dầy thân quặng lớn, có chỗ lên đến hơn 70 m, sử dụng thiết bị phụ trợ để hạ thấp chiều cao tầng (chiều cao tầng làm việc là H = 20 m). Thiết bị được lựa chọn để phục vụ cho công tác hạ

thấp bề dày quặng, làm tơi cát khai thác và đảm bảo an toàn cho công tác khai

thác là sử dụng bơm nước có áp lực lớn qua súng bắn nước, bắn trực tiếp vào

gương khai thác.

Mỏ sa khoáng titan – zircon tại Từu Hoa (Ninh Thuận): Công nghệ khai

thác, quyển quặng: Sử dụng phương pháp bơm bùn cát để cung cấp nguyên

liệu quặng cho các cụm vít tuyển. Quặng được tuyển bằng cách sử dụng 123 cụm vít xoắn và 41 bè đặt thiết bị tuyển trọng lực (không tự động di động). Mỗi cụm vít xoắn (lắp đặt 14 vít xoắn) được kết cấu theo 3 cấp tuyển: Vít xoắn sơ cấp, vít xoắn trung gian và vít sản phẩm. Thiết bị lắp đầu hút của bơm khai thác được đặt trên giá đỡ thao tác bằng tời và di chuyển dễ dàng. Các hệ thống bơm được cấp từ nguồn điện của trạm biến áp (3 cụm vít xoắn ghép thành 1 bè khai thác và 1 súng bắn nước, 2 bè khai thác sử dụng 1 trạm biến áp 800 KVA).

Một phần của tài liệu Bai giang PPQLTNTN (20 9 2021) đã mở khóa (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)