4.4.1. Giớithiệu chung
Rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới, từng là nơi bắt nguồn của sự tiến hoá của loài người. Môi trường phức tạp và đa dạng của rừng tạo ra nguồn thức ăn giàu
có và phong phú, tạo ra nơi trú ẩn và sự yên tĩnh cần thiết cho việc thu nhận
những kỹ năng mới của thời kỳ tiền sử. Ở một mức độ nhất định, tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái tạo. Lợi ích của rừng nằm ở hai khía cạnh chủ yếu: bảo vệ môi trường, hạn chế tai biến, và là nguồn cung cấp các nguồn lợi vật chất. Ích lợi về môi trường của rừng chủ yếu là bảo tồn khí hậu và thuỷ văn. Các khu rừng nhiệt đới ẩm tác động mạnh nhất tới môi trường và các nhà lâm
học từ lâu đã cảnh báo về hậu quả của việc phá rừng đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh đối với môi trường. Chẳng hạn, nửa thế kỷ trước các nhà lâm học Châu Âu đó dự đoán rằng việc xóa sổ các khu rừng nhiệt đới thấp, nhất là các
khu rừng đầu nguồn sẽ dẫn đến sự thay đổi khí hậu và thuỷ văn cục bộ một
cách bất thường và thay đổi quá trình tuần hoàn nước tới một mức độ không
thể khôi phục được bằng cả các quá trình tự nhiên và nhân tạo.
Sự đa dạng về kiến trúc và sinh hoá của rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới, khiến chúng trở thành những nguồn tài nguyên và chức năng sinh thái to lớn, mang những lợi ích tiềm tàng đối với cuộc sống của con người. Tầm quan trọng số một của rừng là cung cấp gỗ cho các mục đích khác nhau của cuộc sống (sản phẩm gỗ, củi...). Trong các khu rừng nhiệt đới còn ẩn chứa một số loại thảo dược có giá trị, mặc dù giá trị thương mại của các loại thảo dược này chưa được khẳng định. Một sản phẩm nữa của rừng là các nguồn cây công nghiệp (cao su, chè, coca, cà phê...), và động vật hoang dã. Các khu rừng nhiệt đới nóng ẩm có giá trị cao về rau quả, các loại gia vị và hương liệu.
Sự phá huỷ tài nguyên rừng bắt đầu với sự phát triển của kỹ thuật phát-và- đốt trong các khu rừng nhiệt đới, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho con người tiến hành các kỹ thuật canh tác. Khi con người đã thành thạo kỹ thuật
canh tác, việc chặt và đốt rừng đi đôi với việc tăng nhu cầu về lương thực đã
dẫn đến việc phá huỷ rừng một cách có hệ thống hơn. Sự tăng dân số, chiến tranh và áp lực chính trị, sự gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng, sự bạc màu của đất và sự thay đổi khí hậu đã dẫn tới sự di cư hàng loạt của con người. Hậu quả là rừng tiếp tục bị phá và diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Kết quả
là sự mất cân bằng sinh thái và những tác động môi trường không thể lường
trước được (mất bền vững của đất đai, thay đổi khí hậu và thời tiết và hậu quả là gia tăng xói mòn, bạc màu, hạn hán và lũ lụt...).
Hiện nay có thể ước tính được các giá trị hiện tại và tương lai của rừng như là một nguồn dự trữ thông tin về gen có thể có ý nghĩa thương mại lâu dài. Thậm chí việc khai thác gỗ có chọn lọc cũng có thể phá huỷ một cách trầm trọng các giá trị về gen của các khu rừng nhiệt đới. Vấn đề là ở chỗ các khu dự trũ lớn phải được thiết lập nhằm tránh tối đa việc xâm hại, trong khi đó giá trị của các chức năng khác, đặc biệt là khai thác gỗ lại không thể làm được. Cũng như vậy, cơ sở pháp lý thực tế của những ước tính về tiềm năng và nguy hiểm thường không có các yếu tố cần thiết trong khi sự hiểu biết về quá trình động lực của rừng và cấu trúc tuổi của chúng lại rất mơ hồ. Một yếu tố mơ hồ khác là sự hiểu biết nghèo nàn của chúng ta về các yếu tố gen của rừng nhiệt đới và tác động của khai thác gỗ và lâm nghiệp.
Một trong những phương pháp khai thác tồi tệ và tàn phá mạnh nhất đối với rừng là việc đốt rẫy để gieo trồng các loại cây lương thực và công nghiệp. Tương tự như vậy, việc đốt rừng để phát quang, diệt các loài vật gây hại và diệt cỏ, cộng với việc sử dụng các loại hoá chất phát quang, nhất là trong chiến
tranh, là sự phá huỷ rừng hàng loạt đang là vấn đề nghiêm trọng nhưng
thường bị coi nhẹ khi những nhu cầu về cuộc sống thường ngày của con người được đặt lên trên.