MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂ N-

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 26 - 28)

2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂ N-

2.4.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới

2.4.1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranhcủa Michael Porter

Mô hình này cho phép người nghiên cứu có thể thấy được yếu tố nhân quả, qua việc phân tích các họat động cơ bản (nhóm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm) và các họat động bổ trợ (xảy ra bên trong từng hoạt động) từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng.

Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Nguồn: Micheal Porter, Chiến lược cạnh tranh (2006)

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter phản ánh những yếu tố tác động đến cạnh tranh ngành, bao gồm:

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành. Khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp khác và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của ngành.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là các công ty hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi,số lượng khách hàng, số lượng công ty trong ngành.

- Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn bao gồm các yếu tố: Kỹ thuật; vốn; các yếu tố thương mại như hệ thống phân phối, thương hiệu ...; các nguồn lực đặc thù như nguyên vật liệu đầu vào, bằng cấp chuyên môn, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ…

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Các công ty đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc của lợi nhuận. Quan trọng hơn cả

là phân tích chiến lược theo mô hình này sẽ cung cấp các chiến lược cạnh tranh để

công ty duy trì hay tăng lợi nhuận. Công ty sử dụng mô hình này sẽ có thể phân tích

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 26 - 28)