2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
4.10.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Phuonghai
Qua kết quả phân tích hồi quy và phân tích mô hình IFE và EFE (thống kê mức độ ảnh hưởng các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của công ty), tác giả tổng hợp những kết quả đạt được và những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của công tyvề hàng nội thất phòng thí nghiệm như sau:
Chúng ta có thể nhận thấy một lợi thế lớn nhất hiện nay của Phuonghai là chủ động về nguồn nguyên liệu và chú trọng đến chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, với lợi thế này cộng với các nguồn lực sẵn có như năng lực marketing phát triển sản phẩm,
năng lực sản xuất, khả năng tài chính là những điểm mà công ty nên tận dụng và phát huy để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên bên
cạnh đó công ty cũng còn nhiều hạn chế như độ bao phủ của kệnh phân phối, uy tín
thương hiệu, nguồn nhân lực cũng như trình độ một số cán bộ quản ly còn hạn chế. Trong thực tế ta cũng có thể thấy được những điểm yếu của Công ty hoàn toàn có thể khắc phục được nếu công ty có một chiến lược chuẩn bị từ trước, tuy nhiên điều này đã không được thực hiện sớm và hiện nay đã ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Ngoài những yếu tố nội hàm của công ty thì sự tác động của các yếu tố bên ngoài cũng không phải nhỏ, điển hình nhưlãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế,
sự suy thoái kinh tế thế giới,giá cá xăng dầu và dịch vụ bổtrợ tăngcũng làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong tương lai với sự hộinhập vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư, từ đó khả năng tiêutiêu thụcác sản phẩm về hàng nội thất thí nghiệm sẽ tăng lên đáng kể.
Những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, nguy cơ tác giảđã phân tích ở trên, là những cơ sở quan trọng để đưa ra mô hình ma trận SWOT và mô hình ma trận QSPM trong chương 5, từ đó tác giả đề ra giải phápđể năng cao năng lực cạnh tranh của Phuonghai
nói riêng và công ty về hàng nội thất thí nghiệm nói chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Thang đo được kiểm định độ tin cậy và đánh giá giá trị thông qua hai công cụ chính (1) Hệ số tin cậy Cronbach Anpha và (2) Phương pháp phân tích nhân tố EFA.
Tiếp theo là phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp mô hình. Kết quả cho thấy 08 yếu tố trên ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng lực cạnh tranh
Phuonghai, trong đó yếu tố “Năng lực tài chính” có ảnh hưởng mạnh nhất.
Đánh giá kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Phuonghai cho thấy 08 yếu tố đều đạt giá trị trung bình. Trên cơ sở tính giá trị trung bình và trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tác giả xây dựng ma trận IFE và ma trận EFE do Thompson Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA PHUONGHAI.
5.1.1. Dự báo mức tiêu thụ hàng nội thất phòng thí nghiệm tại thị trường Việt Nam đến năm 2020 Việt Nam đến năm 2020
Trong năm 2015 mặc dù tình hình kinh tế chưakhởi sắc, song nhu cầu và giá cả
hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng trở lại, điều này cũng giúpcho kinh tế Việt Nam
khởi sắc trở lại.
Cùng với sự phục hồi kinh tế của thế giới, trong giai đoạn 2015 - 2020 nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế phấn đấu mức tăng trưởng GDP trở lại mức bình quân 7-8%/năm. Đến năm 2020 trở đi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ trung bình, mức tăng trưởng kinh tế dự đoán vẫn ở mức 7%/năm.
Bên cạnh những các dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hộicủa chính phủ Việt Nam, một số tổ chức quốc tế cũng đưa ra một số dự báo về nền kinh tế Việt Nam
trong những năm tới. Theo báo cáo của VEPRtăng trưởng củaViệt Nam rất khả quan:
5,7 -7,2%/năm cho giai đoạn 2016 - 2025.
Với những dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thờigian tới cùng với mức độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm, thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam luôn phát triển năng động ta có thể thấy được đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
5.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu của Phuonghai trong thời gian hiện nay là vươn lên vị trí hàng đầu trong việc cung cấp nội thất phòng thí nghiệmtrong nước bằng cách ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, duy trì và áp dụng các giải pháp tiết giảm chi phí để
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Luôn củng cố giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, phát triển dòng sản phảm mới Ecolab và đâu tư nâng cấp thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước Đông Nam Á. Sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với phương châm
"Tiên phong về chất lượng"
Mở rộng và phát triển quy mô hoạt động theo định hướng phát triển chung của
công ty, sản phẩm được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008,
chứng nhận theo tiêu chuẩn EN13150 TUV (Đức).
5.1.3. Định hướng phát triển tới 2020
Định hướng phát triển của công ty là duy trì và cải tiến các sản phẩm hiện có đã làm lên vị thế và thương hiệu Phuonghai, bên cạnh đó sẽ phát triển thêm các sản phẩm giấy cao cấp như Bestlab..., tăng mức chủ động về nguồn nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng này hoàn toàn phù hợp với định hướng chung của ngành, chính sách của Nhà Nước đối với ngành nội thất và xu hướng chung của thế giới.
Trong chiến lược phát triển, bên cạch tái cấu trúc lại tổ chức, cần khai thác các lợi thế sẵn có, đẩy nhanh sự phát triển của công ty nhằm tăng năng lực tạo thế cạnh tranh trong giai đoạn mới.
Kế hoạch phát triển dài hạn của Phuonghai đến năm 2020 đã được lập ra phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược phát triển ngành Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Đưa Phuonghai trở thành công ty về hàng nội thất thí nghiệm lớn mạnh của Việt Nam và khu vực các nước Đông Nam Á.
- Tăng trưởng sản xuất gắn với quy mô lớn và trình độ công nghệ hiện đại.
- Tăng sản lượng sản xuất
5.2 GIẢI PHÁP NĂNG CAO NLCT CỦA PHUONGHAI ĐẾN NĂM 20205.2.1 Hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT 5.2.1 Hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT
Từ dữ liệu của các yếu tốcủa môi trường bên trong và bên ngoài ta có ma trận
Bảng 5.1: Ma trận SWOTcủa Phuonghai
SWOT
Các cơ hội (O)
O1: Xu hướng chú trọng đến chất lượng sản phẩm ngày càng cao
O2: Chủ động về nguồn nguyên liệu
O3: Sự phát triển khoa học công nghệ
O4: Chính sách về ngành của Chính phủ
O5: Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
O6: Sự ổn định về luật pháp chính trị tại quốc gia
Các đe dọa (T)
T1: Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế
T2: Hệ thống đào tạo còn bất cập
T3: Các chính sách về thuế và mức thuế
T4: Chi phí vận chuyển cao
T5: Chi phí dịch vụ cao T6: Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cùng ngành Các điểm mạnh (S) S1: Năng lực chất lượng dịch vụ; S2: Năng lực tài chính; S3: Năng lực marketing phát triển sản phẩm; S4: Năng lực công nghệ; Phối hợp S/O
Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm ( S1, S2, S3,
S4, O1, O2, 05, O6)
Chiến lược phát triển thị trường với những tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường (S1, S2, S3, S4, O4, O5, O6)
Phối hợp S/T
Giải pháp năng cao năng lực tài chính thu hút nhân tài, giải pháp hoàn thiện bộ máy hoạt động hệ thống đào tạo (S2, T1, T2, T4, T5, T6) Các điểm yếu (W) W1: Năng lực quản trị, điều hành W2: Năng lực nguồn nhân lực W3: Năng lực uy tín, thương hiệu W4: Năng lực phát triển mạng lưới. Phối hợp W/O
Giải pháp nâng cao uy tín thương hiệu
(W3, O1, O2, O5)
Giải pháp phát triển hệ thống phân phối (W5, O4, O5, O6)
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Phối hợp W/T
Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức
(W1, W2, T1, T2, T3)
Giải phápgiảm chi phí. (W3, W4, T1, T4, T5, T6)
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Qua phân tích SWOT tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp để góp phần nâng cao năng
5.2.1.1. Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh - cơ hội
Giải pháp đa dạng và khác biệt hóa sản phẩm
Đây là giải pháp quan trọng, công ty cần phải thực hiện sớm trong giai đoạn này để đưa được những sản phẩm khác biệt ra thị trường. Do những sản phẩm nội thất phòng
thí nghiệm hiện nay trên thị trường có sức cạnh tranh rất lớn, do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cần phát triển nghiên cứu để đưa những dòng sản phẩm mới vào thị trường. Để thực hiện được việc này công ty cần thực hiện những việc sau:
Đầu tư nâng cấp thiết bị
Hiện nay công ty đang sở hữu một dây chuyền sản xuất hiện đại, tuy nhiên do thiếu một số thiết bị và dây truyền này chưa được đầu tư đồng bộ nên dẫn đến việc không tận dụng hết được công năng của thiết bị. Cần đầu tư thêm hệ thống máy dán
cạnh hiện đại, hệ thống máy khoan tự động thay thế việc khoan tay.
Ổn định nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Những giải pháp này thực hiện trên cơ sở những điểm mạnh mà công ty đang
có như chủ động nguồn nguyên liệu, khả năng tài chính và trình độ nghiêncứu của công
ty cũng như chất lượng sản phẩm tốt, giúp công ty mở rộng được thị trường, nâng cao được năng suất và giảm chi phí sản xuất từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn thu hút được khách hàng.
Giải pháp phát triểnthị trường
Quảng bá thương hiệu
Thương hiệu Bestlab là một thương hiệu có uy tín và được đánh giá cao trong
thị trường nội địa. Để củng cố và phát triển thương hiệu thành thương hiệu mạnh trong và ngoài nước thì khâu truyền thông và quảng bá thương hiệu là một khâu không thể bỏ quả, do đó công ty có thể tăng cường công tác tam dự hội chợ triển lãm về ngành tại thị trường trong nước và quốc tế. Kết hợp với các chương trình của các cơ quan, hiệp hội để xây dựng thương hiệungày càng lớn mạnh.
Nghiên cứu và phát triển thị trường.
Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, thì những bước đi và những quyết định sáng suốt trong kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp.
giàu kinh nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý thông tin, xác định rõ nhu cầu tiềm năng của thị trường nhằm chủ động hơn trong việc tìm nguyên liệu cũng như những thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh. Việc thiết lập mộthệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp cho công ty nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nắm bắt được sản phẩm, giá cả trên thị trường.Trên cơ sở đó, công ty
sẽ xác định được thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, xây dựng một chiến lược marketing hướng về thị trường mục tiêu đồng thời giúp Công ty giải quyết được một số vấn đề cụ thể sau đây :
- Thứ nhất là, trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về thị trường, sẽ
giúp cho công ty có thể dự đoán được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về sản phẩm. Điều này giúp cho công tác dự báo được chính xác hơn.
- Thứ hai là, giúp công ty xác định giá sản phẩm hoặc điều chỉnh giá sản hẩm được hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường khiến cho người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
- Thứ ba là, sẽ giúp cho công ty chủ động đưa ra một chiến lược marketing mix
đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của thị trường và từng giai đoạn phát triển của
ngành.
Nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nâng cao chất lượng dịchvụ chăm sóc khách hàng là nhân tố rất quan trọng để khách hàng luôn trung thành với thương hiệu, tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty cần thực hiện các công việc sau :
- Tổ chức phân loại khách hàng theo các nhóm đối tượng khách hàng với những đặc điểm nhất định của nhóm để thuận tiện trong việc quản lý và có chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp. Thông qua việc phân loại khách hàng có thể xác định được giá trị của khách hàng và nắm bắt được nhu cầu của từng nhóm khách hàng,
từ đó xác định cơ cấu giá giao dịch với các nhóm khách hàng khác nhau để tăng yếu tố cạnh tranh với các đối thủ.
Ngoài ra công ty cần phải quan tâm và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng như :
chuyển và giao hàng đúng theo yêu cầu của khách hàng về địa điểm và thời gian.
- Cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nếu xảy ra bất kỳ trường hợp khiếu nạicủa khách hàng về chất lượng sản phẩm, công ty đảm bảo sẽ đổi ngay sản phẩm mới đạt chất lượng.
- Đội ngũ nhân viên bán hàng trong công ty phải thường xuyên thăm hỏi, khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ…Công ty cũng cần tăng cường các hình thức, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xây dựng giá bán linh hoạt với từng thị trường và đối tượng khách hàng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, Phuonghai cần xây dựng một cơ chế giá linh hoạt theo từng thị trường, theo thời điểm và theo từng đối tượng khách hàng bằng các biện pháp sau :
Xây dựng chính sách chiết khấu, chính sách giá phù hợp theo thị trường, khu vực, theo điều kiện thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm để khách hàng lựa chọn theo khả năng tài chính của khách hàng, như :
- Xây dựng giá bán riêng theo vùng trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh. Giá bán cho các hợp đồng lớn.
-Ưu đãi về thời gian thanh toán cho các khách hàng lớn và thường xuyên.
-Hỗ trợ chi phí vận chuyển, trợ giá cho những địa bàn, khu vực thị trường xa,
mức độ cạnh tranh cao hoặc nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.
5.2.1.2. Nhóm giải pháp điểm yếu - cơ hội
Giải phápphát triển hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của Phuonghai hiện nay chưa đều khắp các vùng miền,
khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty nước ngoài tập trung ở miền Tây Nam Bộ và vùng Đông Nam Bộ. Còn đối với khách hàng tại các vùng miền khác chỉ cung cấp nhỏ lẻ. Chính vì vậy hạn chế rất nhiều trong công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ở từng khu vực đểxây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho từng thị trường cụ thể. Trong thời gian tới, Công ty cần xây dựng thêm các Chi nhánh