KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 68 - 74)

2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

4.7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Ở phần trên, tác giả đã chứng minh có sự tương quan giữa các nhân tốvới nhau. Tiếp theo, để biết được trọng số của từng nhân tố ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả tiến hành bước phân tích hồi quy.

(1) ”Năng lực tài chính”,

(2) “Năng lực quản trị, điều hành”, (3) “Năng lực nguồn nhân lực”,

(4) “Năng lực marketing phát triển sản phẩm”, (5) “Năng lực chất lượng dịch vụ”,

(6) “ Năng lực uy tín, thươnghiệu”,

(7) “Năng lực công nghệ”,

(8) “Năng lực phát triển mạng lưới”

và biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh của công ty”.

Tác giả tiến hành kiểm đi ̣nh mô hình lý thuyết với phương pháp enter (kiểm định toàn bộ biến độc lập) nhằm mục đích lựa các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc, kết quả hồi quy (bảng 4.9) cho ta thấy:

- Hệ số Durbin-Watson = 1.811 (có giá trị 1<1.811<3) nên mô hình hồi quy phù hợp môhình không có tự tương quan.

- Hệ số R2 = 0.771 và hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.763 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao, mô hình giải thích được rằng 76.3% ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của công ty.

- Kết quả kiểm định phương sai ANOVA (bảng 4.10) cung cấp cho chúng ta các thông số kiểm định ý nghĩa tổng quát mô hình. Mức ý nghĩa thống kê của phương

sai ANOVA Sig = 0.000 (< 0.05) nên kết luận rằngmô hình hồi quy là phù hợp.

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự phù hợp mô hình

Mô hình R R 2 R2 Hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi

Hệ số Durbin- Watson R2 thay đổi F thay đổi df1 df2 Mức ý nghĩa F thay đổi 1 .878a .771 .763 .31339 .771 88.487 8 210 .000 1.811

Yếu tố dự báo: (Hằng số), Năng lực phát triển mạng lưới, Năng lực marketing phát triển sản phẩm, Năng lực nguồn nhân lực, Năng lực quản trị, điều hành, Năng lực chất lượng dịch vụ, Năng lực uy tín, thương hiệu, Năng lực công nghệ, Năng lực tài chính

Biến phụ thuộc: Năng lực cạnh tranh của công ty

Bảng 4.10: Kết quả phân tích ANOVA ANOVAa Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 69.527 8 8.691 88.487 .000b Phần dư 20.625 210 .098 Tổng 90.152 218

Biến phụ thuộc: Năng lực cạnh tranh của công ty

Yếu tố dự báo: (Hằng số), Năng lực phát triển mạng lưới, Năng lực marketing phát triển sản phẩm, Năng lực nguồn nhân lực, Năng lực quản trị, điều hành, Năng lực chất lượng dịch vụ, Năng lực uy tín, thương hiệu, Năng lực công nghệ, Năng lực tài chính

Nguồn: Kết quả phân tích và xử lý số liệu khảo sát của tác giả

Hệ số Beta dùng để đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Hệ số Beta của nhân tố nào càng cao thì nhân tố đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh càng lớn.

Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận Tolerance Hệ số phóng đại phương sai VIF 1 Hằng số -.797 .173 -4.619 .000 Năng lực tài chính .301 .042 .314 7.166 .000 .566 1.767 Năng lực quản trị, điều hành .085 .032 .105 2.653 .009 .693 1.444

Năng lực nguồn nhân lực .102 .037 .110 2.725 .007 .673 1.487

Năng lực marketing phát

triển sản phẩm .159 .040 .147 3.927 .000 .781 1.281 Năng lực chất lượng dịch vụ .189 .042 .175 4.526 .000 .726 1.377

Năng lực uy tín, thương hiệu .122 .037 .140 3.277 .001 .599 1.669

Năng lực công nghệ .173 .039 .191 4.481 .000 .599 1.669

Năng lực phát triển mạng

lưới .091 .034 .104 2.656 .009 .705 1.418

Với kết quả được trình bày ở bảng 4.11, ta thấy:

Hệ số phóng đại phương sai VIF tương ứng các biến độc lập nằm trong khoảng

1.281 – 1.767 (VIF< 10), và độ chấp nhận của các biến trong mô hình lớn hơn 0.5 cho

thấy không có hiện tượngđa cộng tuyến trong mô hình.

Giá trị mức ý nghĩa của các biến <0.05 điều này chứng tỏ 08 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Quan sát hệ số Beta (hệ số đã chuẩn hóa) cho thấy

có 08 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty gồm:

(1) ”Năng lực tài chính”,

(2) “Năng lực quản trị, điều hành”, (3) “Năng lực nguồn nhân lực”,

(4) “Năng lực marketing phát triển sản phẩm”, (5) “Năng lực chất lượng dịch vụ”,

(6) “ Năng lực uy tín, thương hiệu”, (7) “Năng lực công nghệ”,

(8) “Năng lực phát triển mạng lưới”.

Trong đó, yếu tố có hệ số beta cao nhất là ”Năng lực tài chính” (giá tri ̣ Beta chuẩn hóa là 0.314), tiếp theo là các yếu tố“Năng lực công nghệ” (0.191), “Năng lực chất lượng dịch vụ” (0.175), “Năng lực marketing phát triển sản phẩm” (0.147), “

Năng lực uy tín, thương hiệu” (0.140), “Năng lực nguồn nhân lực” (0.110), “Năng lực quản trị, điều hành” (0.105), “Năng lực phát triển mạng lưới” (0.104).

Phương trình hồi quy

Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến, tác giả sắp xếp lại giá trị Beta theo thứ tự giảm dần ta đượcphương trình hồi quy có dạng như sau:

CT = 0.314TC + 0.191CN + 0.175DV + 0.147PT + 0.140TH + 0.110NL + 0.105QT + 0.104PP

Trong đó:CT: Năng lực cạnh tranh của công ty; TC: Năng lực tài chính;

QT: Năng lực quản trị, điều hành; NL: Năng lực nguồn nhân lực;

PT: Năng lực marketing phát triển sản phẩm; DV: Năng lực chất lượng dịch vụ;

TH: Năng lực uy tín, thương hiệu; CN: Năng lực công nghệ;

PP: Năng lực phát triển mạng lưới.

Để dò tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư, ta dùng công cụ của phần mềm SPSS cho ra biểu đồ Histogram và đồ thị P-P Plot

Biểu đồ Histogram cho ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (Std. = 0.981). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị bi phạm (Hình 4.2)

Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram

Nguồn: Kết quả phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20

Đồ thị P-P Plot cũng cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳvọng nên có thể kết luận là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm (Hình 4.3 )

Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot

Qua biểu đồ phân tán Scatterplot cho ta thấy giá trị phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 như trong hình 4.4 điều này chứng tỏ mô hình không bị hiện tượng phương sai thay đổi.

Hình 4.4 Biểu đồ phân tán Scatter Plot

Nguồn: Kết quả phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20

Qua kết quả phân tích hồi quy, ta rút ra một số kết luận cho mô hình như sau:

- Tính độc lập của phần dư không bị vi phạm (1<Durbin-Watson=1.811 <3). - Không có hiện tượng đa cộng tuyến ( VIF < 10; Tolerance > 0.5)

- 08 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa thống kê (Sig< 0.05)

- Các phần dư có phân phối chuẩn (Biểu đồ Histogram và đồ thị P-P Plot) - Phương sai của phần dư không đổi (Biểu đồ phân tán Scatter Plot)

Như vậy mô hình hồi quy tuyến tı́nh được xây dựng theo phương trình trên không vi phạm các giả đi ̣nh cần thiết trong hồi quy tuyến tı́nh nên chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết được chấp nhận bao gồm H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)