2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
4.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta rất hiếm khi điều tra tổng thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Do đó trong nghiên cứu khoa học thường sẽ chọn mẫu đại diệnvới ưu điểm là chi phí nghiên cứu thấp và tốc
độ thu thập nhanh mà vẫn đạt được mức chính xác cần có của kết quả. Tuy nhiên
nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh hết tính chất của đám đông.
Kích thước mẫu là vấn đề cần được quan tâm khi phân tích nhân tố. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho 1 biến đo lường.
Theo Tabachnick & Fidell (2007), chọn kích thước mẫu trong phân tích hồi quy phụ thuộc nhiều yếu tố như: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập,… Công thức được đưa ra để tính kích thước mẫucủa phân tích hồi quy là:
n ≥ 8p + 50
Trong đó: n: số mẫu tối thiểu cần thiết
p: số biến độc lập của mô hình.
Dựa trên thang đo điều chỉnh sau bước khảo sát sơ bộ định lượng, tác giả dự kiến chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp nghiên cứu nhân tố EFA và phương pháp hồi quy. Ứng với thang đo gồm 37 biến quan sát và 08 biến độc lập thì cỡmẫu yêu cầu tối thiểu là 185 mẫu.
Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện khảo sát chính thức với tổng cộng 250
bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả thu được 240 bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi kiểm tra
có 21 bảng khảo sát không đạt yêu cầu nên loại bỏ, kết quả còn lại 219 bảng câu hỏi hợp lệ sử dụng để phân tích số liệu.