2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂ N-
2.4.1.6 Mô hình ma trận QSPM
Là kỹ thuật được sử dụng để đánh giá độ hấp dẫn của các phương án chiến lược làm cơ sở cho việc sơ tuyển các phương án chiến lược có thể thay thế trong số các phương án được nhận dạng từ giai đoạn kết hợp. Trong ma trận này, hàng trên cùng
ghi tên các phương án chiến lược có khả năng thay thế được hình thành từ giai đoạn kết hợp. Tất nhiên, như vậy không có nghĩa là mọi phương án chiến lược được nhận
dạng từ giai đoạn kết hợp đều được nhập vào QSPM, sự phán đoán bằng trực giác của các quản trị gia có thể loại bỏ một số phương án chiến lược. Ngoài ra, các phương án chiến lược trên một QSPM phải cùng một nhóm chiến lược nhất định (chẳng hạn cùng nhóm kết hợp SO, ST, WO, WT).
Bảng 2.4 Ma trận QSPM Các yếu tố quan
trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Cơ sở xác định số điểm hấp dẫn Phân loại (1 – 4) Thâm nhập thị trường Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm AS (1-4) TAS AS (1-4) TAS AS (1-4) TAS 1 2 --- n Tổng cộng số điểm hấp dẫn Trong đó: AS là số điểm hấp dẫn TAS là tổng số điểm hấp dẫn
(Nguồn: Fred R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê)
Qui trình để phát triển một QSPM gồm các bước:
Bước 1: Liệt kê các yếu tố (cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, yếu) đã được nhận dạng trong quá trình phân tích môi trường và hoàn cảnh nội bộ (tối thiểu 10 yếu tố môi trường, 10 yếu tố nội bộ).
Bước 2:Phân loại mức độ thành công cho mỗi yếu tố giống như trong ma trận
EFE và IFE.
Bước 3: Dùng phán đoán trực quan để xác định các phương án chiến lược có thể thay thế cùng nhóm trong các các phương án được hình thành từ giai đoạn kết hợp.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn tương đối theo từng yếu tố của mỗi phương án chiến lược trong cùng một nhóm. Phương pháp xác định là đặt câu hỏi và tự trả lời:
Nếu trả lời phải, thì tuỳ thuộc vào độ hấp dẫn của yếu tố (lợi thế của yếu tố đó mang lại) đối với mỗi phương án chiến lược mà số điểm sẽ được phân định là 1 nếu không hấp dẫn, 2 là ít hấp dẫn, 3 là khá hấp dẫn và 4 là rất hấp dẫn.
Nếu trả lời là không phải, nghĩa là yếu tố này không có ảnh hưởng gì đối với các phương án chiến lược trong nhóm, vì thế không chấm điểm hấp dẫn.
Bước 5: Tính số điểm hấp dẫn theo từng yếu tố cho mỗi phương án chiến lược bằng cách nhân cột điểm phân loại (bước 1) với cột điểm hấp dẫn (bước 2).
Bước 6: Tính tổng số điểm hấp dẫn cho từng phương án chiến lược và đánh giá. Độ hấp dẫn của các phương án chiến lược sẽ được xác định theo tổng số số điểm hấp dẫn, và tất nhiên phương án chiến lược được ưu tiên tuyển chọn là phương án có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất.