Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 46 - 52)

2. 2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

3.2 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

3.2.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữliệu thu thập chính thức gồm 219 phiếu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Nội dung phân tích dữ liệu:

Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo:

Thang đo được kiểm định độ tin cậy và đánh giá giá trị thông qua hai công cụ chính (1) Hệ số tin cậy Cronbach Anpha và (2) Phương pháp phân tích nhân tố EFA

o Kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha nhằm giúp loại đi những biến quan sát và thang đo không phù hợp.

Cronbach α là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức của hệ số Cronbach α là:

α = Np/[1 + p(N – 1)]

Trong đó p là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự Hy Lạp p trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số αlớn hơn hoặc bằng 0,8. Mặc dù vậy, nếu có một danh mục quá nhiều các mục hỏi (N là số mục hỏi) thì sẽ có nhiều cơ hội để có hệ số α cao.(Hoàng Trọng- Chu

Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với spss, p.19).

Một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu. Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,6-

0,8. Nếu Cronbach α >= 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy

(Nunnally & Bernstein 1994, Nguyễn Đình Thọ, p.351).

o Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phân tích nhân tố khám phá được tiến hành sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Đây là thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu.Phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau

đây được thỏa điều kiện:

Hệ số tương quan: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích. Nếu hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sử dụng EFA không phù nhợp (Hair & ctg

2006).

Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.

Hệ số Beta chuẩn hóa: là hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số, được xem như là khả năng giải thích biến phụ thuộc. Trị tuyệt đối của một hệ số betachuẩn hóa càng lớn thì tầm quan trọng tương đối của nó trong dự báo biến phụ thuộc càng cao. (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc 2005).

Tính thích hợp của EFA (Kaiser – Meyer – Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): kết quả nghiên cứu sig=0,000, hệ số này dùng để xem xét giả thuyết độ tương quan của các biến bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có p < 5% (sig < 0,05) thì các biến có quan hệ với nhau (tương

quan của các biến không bằng 0), đây là điều kiện cần để phân tích nhân tố EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương sai trích (cumulative of variance): là hệ số giải thích các biến nhân tố được rút ra từ toàn bộ tập biến quan sát. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với giá trị hội tụ eigenvalue lớn hơn 1.

Phân tích tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu giữa hai biến có sự tương quan chặt chẽ thì cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi qui. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả được xem xét như nhau.

Khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay nói cách khác là các biến có mối tương quan chặt chẽ với nhau, khi đó khó xác định những ảnh hưởng của từng biến riêng lẻ đến biến phụ thuộc từ đó có thể đưa ra giải thích không chính xác đối với từng biến trong hồi qui nên cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa

cộng tuyến. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF. Nếu VIF< 2 thì khôngxảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi qui tuyến tính và kiểm định sự phù hợp của mô hình

- Sử dụng phương pháp enter (kiểm định toàn bộ biến độc lập), phương pháp Backward (loại biến độc lập không phù hợp ra khỏi mô hình) và phương Forward (chọn các biến độc lập phù hợp vào mô hình) nhằm mục đích lựa chọn mô hình tối ưu với các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Nếu biến độc lập nào thỏa đìều kiện kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy (Sig.t ≤ 0,05) thì biến độc lập đó có ý nghĩa thống kê (βj ≠ 0).

- Hệ số Durbin-Watson: dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan. Mô hình hồi quy phù hợp khi giá trị Durbin-Watson có giá trị từ 1-3, tức là mô hình không có tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, p.336).

- Một thước đo phù hợp của mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định R². Giá trị R² càng cao thì khả năng giải thích của mô hình hồi qui càng lớn và việc dự đoán biến phụ thuộc càng chính xác. Hệ số xác định R2 là một chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc và sử dụng kiểm định phương sai ANOVA nhằm xác định ý nghĩa thống kê. Nếu mức ý nghĩa thống kê của phương sai ANOVA sig.F < 0.05 thì xem như mô hình hồi quy phù hợp.

Thống kê mô tảkết quả khảo sát

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính. Các chỉ số thống kê mô tả như:

Giá trị trung bình: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát. Phương sai: Đo lường mức độ phân tán của một tập số đo xung quanh trung

bình của nó.

Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.

Tính giá trị trung bình điểm đánh giá cho năng lực cạnh tranh của yếu tố Ti được quy ước như sau:

+ Nếu Ti< 1.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố« i » là rất yếu + Nếu 1.5 ≤Ti < 3.0 thì nănglực cạnh tranh của yếu tố« i » là yếu

+ Nếu 3.0 ≤Ti < 3.7 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố« i » là trung bình + Nếu 3.7 ≤Ti < 4.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố« i » là khá

+ Nếu 4.5 ≤Ti ≤5.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố« i » là mạnh

Trên cơ sở tính giá trị trung bình và trọng số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm.

Xác định tầm quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đối vớinăng lực cạnh tranh của Phuonghai.

Theo đề xuất của Thompson - Strickland, có nhiều yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của một công ty. Nhưng đối với ngành nội thấtnói chung và ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm nói riêng cũng như căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và việc tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả loại bỏ các yếu tố yếu tố không quan trọng hoặc đã được phản ánh trong các yếu tố khác tập trung vào8 yếu tố sau đây:

+ Năng lực tài chính;

+ Năng lực quản trị, điều hành; + Năng lực nguồn nhân lực;

+ Năng lực marketing phát triển sản phẩm; + Năng lực chất lượng dịch vụ;

+ Năng lực uy tín, thương hiệu; + Năng lực công nghệ;

+ Năng lực phát triển mạng lưới.

Việc xác định các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Phuonghai cơ bản dựa vào 2 nhóm yếu tố sau đây:

+ Môi trường kinh doanh: gồm các yếu tố vĩ mô.

+ Nhóm yếu tố vi mô nhà cung ứng, sản phẩm dịch vụ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Nhưng đối với ngành nội thất nói chung và ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm nói riêng cũng như căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và việc tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả loại bỏ các yếu tố yếu tố không quan trọng hoặc đã được phản ánh trong các yếu tố khác tập trung vào 12 yếu tố sau đây:

+ Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế

+ Các chính sách về thuế và mức thuế

+ Chủ động về nguồn nguyên liệu

+ Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cùng ngành

+ Sự ổn định về luật pháp chính trị tại quốc gia

+ Chính sách về ngành của Chính phủ

+ Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Chi phí vận chuyển cao

+ Chi phí dịch vụ cao

+ Hệ thống đào tạo còn bất cập

+ Xu hướng chú trọng đến chất lượng sản phẩm ngày càng cao

Để xác định mức độ quan trọngcủa các yếu tố môi trường bên trong, các yếu tố môi trường bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm, làm cơ sở để lập các ma trận IFE, EFE, tác giả đã tổ chức tham khảo ý kiến chuyên gia am hiểu trong ngành (Phụ lục 1).

Nội dung cụ thể như sau:

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn miệng, phát phiếu khảo sát, thư, email

- Cách thức đo lường: Áp dụng loại thang đo Likert 5 bậc.

- Đối tượng điều tra: là lãnh đạo, trưởng phòng các công ty về nội thất thí nghiệm, chuyên gia về ngành nội thất, các nhà kinh tế.

- Số lượng bảng câu hỏi gởi đi là 40, số lượng thu về là 35, số được chọn lọc để thống kê, đánh giá là 30.

- Cách xử lý thông tin: sử dụng phần mềm Excel đểtính toán các trọng số.

- Kết quả thu thập và xử lý các dữ liệu để xác định trọng số của các yếu tố được trình bày ở phụ lục 10.1 và phụ lục 10.2

Phương pháp tính trọng số

Theo Fred. R. David, các trọng số phải thoả mãn 2 yêu cầu:

- Các trọng số Ti phải nhận giá trị trong khoảng từ 0,00 đến 1,00. Trọng số càng lớn thì yếu tố càng quan trọng;

- Tổng các trọng số Ti = 1,00.

Tổng điểm các chuyên gia cho từng yếu tố theo công thức : Ki = ∑kij, trong đó ki là số điểm mà chuyên gia thứ j đã cho yếu tố i.

Lập mô hình ma trận IFE đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm

Để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả sử dụng phương

pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson Strickland đề xuất.

Ðánh giá mức độ phản ứng của Phuonghai đối với ảnh hưởng của các yếutố môi trường bên ngoài và lập mô hình ma trận EFE

Một bảng câu hỏi được thiết lập để phỏng vấn chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của 12 yếu tố kể trên đối với năng lực cạnh tranh của Phuonghai. (Phụ lục 1)

Trên cơ sở tính giá trị trung bình và trọng số các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên

ngoài do Thompson Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm.

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Phuonghai

Qua kết quả phân tích hồi quy và phân tích mô hình IFE và EFE (thống kê mức độ ảnh hưởng các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của công ty), tác giả tổng hợp những kết quả đạt được và những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sơ bộ. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức, xây dựng và mã hóa thang đo, thiết kế phiếu khảo sát chính thức. Đồng thờitác giả cũng các đưa ra phương pháp phân tı́ch dữ liệu (hệ số Cronbach's Alpha, phân tı́ch nhân tố EFA,...) để đánh giá thang đovà phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội thất thí nghiệm.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khoa học kỹ thuật phượng hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015 2020 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)