2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc phân tích các hiện tượng kinh tế. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc ba nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn gốc so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục tiêu của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp.
+ Điều kiện có thể so sánh được: để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiên tiên quyết là các tiêu chí phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể
so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.
* Về mặt không gian: là các tiêu chí được tính cùng trong một khoảng thời gian, phải thống nhất 3 mặt sau:
Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phán ánh chỉ tiêu
Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu
Phải cùng một đơn vị tính
* Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần quy đổi về cùng quy mô và điều kiện tương tự nhau.
* Để đảm bảo tính đồng nhất người ta thường quan tâm đến phương tiện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép.
+ Kỹ thuật so sánh: để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng 5 kỹ thuật so sánh (so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân và so sánh mức độ biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung), bài viết chỉ sử dụng 2 phương pháp so sánh sau:
* So sánh bằng số tuyệt đối: là giá trị phép trừ của hai chỉ số: trị số kỳ phân tích và chỉ số kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế.
T= T2 – T1
Trong đó: T1 là số liệu năm trước T2 là số liệu năm sau
T là chênh lệch tăng giảm, của các số liệu kinh tế
* So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
T= (T2 – T1)/T1 *100%
Trong đó: T1 số liệu năm trước T2: Số liệu năm sau
2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp được sử dụng trong bài nhằm phân tích thông tin đối tượng phỏng vấn, tính trị số trung bình Mean, giá trị lớn nhất Max, giá trị nhỏ nhất Min
Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) Giá trị khoảng cách= (maximum –minimum)/n
=(5-1)/5 = 0,8 = 0,8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00-1,80 Hoàn toàn không chắc chắn/hoàn toàn không hài lòng/hoàn toàn không quan trọng
1,81-2,60 Không chắc chắn/không hài lòng/không quan trọng 2,61-3,40 Chưa biết/Không ý kiến/Trung bình
3,41-4,20 Chắc chắn/hài lòng/quan trọng
4,21-5,00 Rất chắc chắn/rất hài lòng/Rất quan trọng
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê bằng biểu, bảng nhằm thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV SONG