Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học

Tại mục 2, điều 27, Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ:"Giáo dục tiểu học

nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở".

Trong Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 về Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các trường sư phạm của Bộ giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008

và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:

- Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên.

- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63

Chính vì vậy HĐNK phải đảm bảo:

- Về kiến thức: Rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được học tập trên lớp, nâng cao hiểu biết cho HS về các giá trị truyền thống của dân tộc phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý thức trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.

- Về kỹ năng: Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ mầm non để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động, năng lực hợp tác với nhau trong mọi công việc.

- Về thái độ: Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; biết yêu thương đối với người thân, bạn bè, những người xung quanh; yêu quê hương đất nước; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; bước đầu biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống

3.1.3. Nguyên tắc tổ chức HĐNK phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Đây là lứa tuổi các em trở thành một học sinh ở trường phổ thông, chứ không còn là một em bé mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” nữa. Đó là một chuyển biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, một đặc trưng quan trọng của lứa tuổi này. Đây là những tiền đề vật chất quan trọng tạo điều kiện cho trẻ chuyển sang hoạt động khác về chất so với hoạt động vui chơi ở tuổi mẫu giáo.

Bước chân đến trường, đó là một biến đổi quan trọng trong đời sống của trẻ em tiểu học. Điều đó làm thay đổi một cách căn bản vị trí của trẻ trong xã hội, trong gia đình, cũng như thay đổi cả nội dung và tính chất hoạt động của chúng. Trở thành một học sinh chính thức trẻ bắt đầu tham gia một hoạt động nghiêm túc, một hoạt động xã hội, với đầy đủ ý nghĩa xã hội trọn vẹn của nó. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Nội dung học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64

với nhiều tri thức phong phú, nhiều môn học có tính chất khác nhau (toán, tiếng Việt, thủ công…) đề ra những yêu cầu cao cho các em, buộc các em phải phấn đấu, nỗ lực vượt mọi khó khăn trở ngại.

Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh…

Các biện pháp quản lý HĐNK cần phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học hiện nay. Các em ham thích, say mê hoạt động song cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động xấu của xã hội, nên việc tổ chức tốt HĐNK sẽ khai thác được mặt mạnh và thúc đẩy HS hành động đúng, hình thành được các phẩm chất, kỹ năng sống cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)