8. Cấu trúc luận văn
1.3.6. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong tổ chức hoạt
khóa ở trường tiểu học
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trưởng tiểu học:
- Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa
- Phối hợp các lực lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa - Xây dựng kịch bản hoạt động
- Tạo hứng thú thu hút học sinh tham gia hoạt động - Chuyển giao kịch bản hoạt động cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh và điều khiển học sinh trong quá trình hoạt động - Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa
Vai trò của học sinh tiểu học trong hoạt động ngoại khóa:
- Học sinh là nhân tố quyết định yếu tố thành công của hoạt động ngoại khóa là người tích cực tham gia thực thi kịch bản hoạt động ngoại khóa.
- Học sinh là người chuyển hóa mục tiêu của hoạt động ngoại khóa thành hành vi hoạt động của học sinh.
- Là người thể hiện các ý đồ sư phạm của giáo viên trong những tình huống khác nhau thông qua các hoạt động.
Vì vậy cần có sự phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình hoạt động thầy thiết kế - trò thi công biến mục tiêu hoạt động thành hành động thực tế ở học sinh.
1.4. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học
Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho HS những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống, còn phải luôn luôn mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em đó chính là hình thành cho HS ý thức và niềm tin, thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, hành vi và các kỹ năng hoạt động, các giá trị sống cơ bản cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23
Quản lý HĐNK là quá trình tác động của chủ thể quản lý (CBQL) đến GV và HS được tiến hành theo chương trình kế hoạch, nhằm đạt mục tiêu giáo dục HS một cách toàn diện. Quản lý HĐNK trong trường Tiểu học cũng không tách rời các chức năng của quản lý.
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học
Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch HĐNK là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.
Nhà quản lý cần chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐNK.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn văn hóa, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho từng khối lớp và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.
Kế hoạch hoạt động ngoại khóa cần xác định rõ: - Chủ đề hay tên hoạt động
- Mục têu của hoạt động - Đối tượng thực hiện
- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng. - Thời gian thực hiện: Học kỳ, ngày, tuần, tháng
- Kết quả cần đạt được
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa
Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên ở các khối lớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24
Ban hành quyết định về tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh, quy định về cách thức, tổ chức, nội dung hoạt động vv..
Giao nhiệm vụ cho giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong trường Tiểu học là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội chính là giáo viên Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.
Đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội chính là giáo viên Tổng phụ trách của nhà trường mà giáo viên Tổng phụ trách là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên về văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí cho học sinh thông qua các chuyên đề Đội.
Với vai trò này, cán bộ Đoàn - Đội có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo HĐNK. Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc bồi dưỡng GV, việc kiểm tra đánh giá.
Huy động các nguồn tài chính để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau:
- Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
- Nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp
- Nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài trường tài trợ vv…
1.4.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh
i. Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại khóa
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngoại khóa dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường. GV chủ nhiệm là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động theo chủ điểm và dạy các môn học. Vì vậy, việc quản lý được thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25
hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐNK cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm trong năm học, xây dựng nội dung tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể (hoạt động diễn ra ở lớp như thế nào? vai trò của giáo viên chủ nhiệm ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản ra sao?...); Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...); Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn - Đội, cha mẹ HS để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động ngoại khóa, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức HĐNK cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
ii. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về hoạt động ngoại khóa
Hiệu trưởng nâng cao năng lực giáo viên về hoạt động ngoại khóa: Kĩ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa, kĩ năng huy động nguồn lực tổ chức hoạt động ngoại khóa; kĩ năng xây dựng kịch bản hoạt động; kĩ năng tổ chức hoạt động và thu hút học sinh tham gia, kĩ năng đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa, kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
iii. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế.
iv. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học và nhiệm vụ của học kỳ, của năm học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26
Căn cứ vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp Căn cứ vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh vùng miền Căn cứ vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động ngoại khóa và thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa phải xác định rõ về mục tiêu, nội dung, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Hoạt động ngoại khóa phải tạo được sân chơi cho học sinh tiểu học và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm cuộc sống thực tế hoặc môi trường sống mang tính giả định.
Thông qua hoạt động ngoại khóa giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh, rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa của học sinh phải có tác dụng giáo dục học sinh thực hiện tốt quyền va bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội.
v. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho hoạt động ngoại khóa
Hiệu trưởng cần tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động ngoại khóa được tiến hành thuận lợi có hiệu quả.
Hiệu trưởng có thể tăng cường nguồn cơ sở vật chất bằng ngân sách của nhà nước và có thể tăng cường cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.
vi. Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa
Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa có tác dụng tạo động lực cho hoạt động ngoại khóa phát triển và hiệu quả.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh hoạt động hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27
Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.
vii. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng thực hiện HĐNK
HĐNK diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, GV, CBQL và HS.
Đối với HS tiểu học, lứa tuổi hồn nhiên, năng động, cơ thể bắt đầu phát triển… nên việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đối với HS cần chuyển tải những kiến thức, kỹ năng đúng, đủ, được phát triển một cách"nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả", tránh nặng nề, gây cho HS những áp lực tinh thần, phản tác dụng giáo dục.
Việc giáo dục HS không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GV chuyên, nhân viên, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐNK chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở trường tiểu học học sinh ở trường tiểu học
Cách đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, đầy đủ là chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục. Như vậy sản phẩm giáo dục con người phải được đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức). Hình thức đánh giá được đổi mới như: đổi mới thi cử, đổi mới xếp loại hạnh kiểm…với việc đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho HĐNK càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28
Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của HS. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, HS khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhau là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng của học sinh đã được tiếp thu trên lớp.
Việc đánh giá học sinh qua HĐNK sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm.
- Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình.
- Đối với các cấp quản lý, việc đánh giá HS qua HĐNK là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Quản lý việc kiểm tra đánh giá HĐNK là quản lý nội dung, các mức đánh giá, hình thức đánh giá, quy trình đánh giá của hoạt động này.
Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch, chương trình hoạt động ngoại khóa để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên các lớp bao gồm từ việc lên kế hoạch hoạt động, thiết kế giáo án hay kịch bản hoạt động, phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động và tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Việc đánh giá phải thường xuyên và có tác dụng tạo động lực cho giáo viên không ngừng hoàn thiện năng lực tổ chức hoạt động.
1.5. Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác quản lý hoạt động ngoại khóa
1.5.1. Trường tiểu học
* Vị trí, vai trò của trường tiểu học
Điều 2, Chương I, Điều lệ trường tiểu học đã xác định: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Bậc tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng về hành vi và lòng nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29
ái được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em. Nếu ở tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúng hướng thì lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ. Chính vì lẽ đó mà ở bất cứ nước nào cũng coi trọng giáo dục tiểu học và đòi hỏi ở mỗi chuẩn mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thời đại và tính dân tộc. Dạy học ở bậc tiểu học là không chỉ nắm vững con đường cách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách mà còn phải biết “Dạy chữ” trong mục tiêu “Dạy người”.
* Nhiệm vụ quyền hạn của trường tiểu học
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu