Khái niệm quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.6. Khái niệm quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Là quá trình tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên và học sinh, được tiến hành ngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15

1.3. Những vấn đề cơ bản của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá ở trường Tiểu học

Với tư cách là một hình thức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá ở Tiểu học phải đạt được những mục đích sau đây:

(1) Phục vụ tốt mục đích và nhiệm vụ dạy và học ở trường Tiểu học. Giáo dục tiểu học phải nhằm hình thành cho học sinh "những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động trong tương lai; chuẩn bị cho các em về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và lao động để tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động và tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp". Xuất phát từ mục đích trên, hoạt động ngoại khoá ở Tiểu học phải xoay quanh các vấn đề sau:

- Chú trọng rèn luyện óc thông minh, phương pháp suy nghĩ độc lập, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Tạo cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Góp phần rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể. Thông qua hoạt động ngoại khoá học sinh vừa khẳng định được khả năng, vừa xác định được vai trò của mình trước tập thể, đồng thời hoạt động ngoại khoá còn tạo ra một môi trường sống mới mà ở đó học sinh hoà nhập vào một cách tự nhiên, vui vẻ, thoải mái và tự nguyện và đó sẽ là cơ hội cho các em mở rộng quan hệ: quan hệ với bạn khác lớp, với các thầy cô giáo khác...

- Hoạt động ngoại khóa là môi trường giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm sáng tạo trong phát triển tư duy và rèn kĩ năng vận dụng trong những tình huống khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16

- Giúp học sinh trau dồi đạo đức, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng óc thẩm mĩ. Qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giáo dục được các em tính kỉ luật, tính dũng cảm, kiên trì, nhẫn nại, lòng trung thực, rèn luyện cho các em những kĩ năng, kĩ xảo vận động: mạnh, nhanh, khéo, bền. Đó là những đức tính cần thiết của con người trong xã hội.

(2) Phục vụ cho mục tiêu giáo dục toàn diện

Thông qua hoạt động ngoại khoá, học sinh vừa củng cố được những tri thức, kĩ năng kiến thức được học trên lớp vừa được nâng cao mở rộng những hiểu biết, khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng vận dụng vào trong thực tiễn mà trong phạm vi giờ học nội khoá không cho phép.

Chẳng hạn, trong môn Toán có phần kiến thức về "phân số" giáo viên không có đủ thời gian để nói với học sinh về sự ra đời của "phân số" cũng như của "số tự nhiên" hay kể những câu chuyện lí thú về các nhà toán học nổi tiếng được. Qua buổi ngoại khoá, giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho học sinh phương pháp giải toán, học toán cũng như phương pháp học tập các môn học khác.

(3) Làm cho học sinh yêu thích các môn học trên lớp

Gây hứng thú học cho học sinh là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Với những hình thức hoạt động phong phú và đa dạng, hoạt động ngoại khoá dễ dàng kích thích bồi dưỡng nhu cầu và hứng thú học tập, yêu thích các môn học của học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá giúp các em cảm thấy thoả mái, dễ chịu và phục hồi sức lực sau những giờ học căng thẳng.

(4) Góp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để đào tạo cho đất nước những mầm non nhân tài. Đây là một nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường Tiểu học phải coi trọng.

Hoạt động ngoại khoá rất có điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và có thể xem hoạt động ngoại khoá là "vườn ươm" những "mầm xanh nhân tài" cho tương lai. Giáo viên cần phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, tránh tình trạng thui chột, mai một năng khiếu, sở trường của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

Như vậy hoạt động ngoại khoá có mục đích và ý nghĩa rất lớn. Đó là một hình thức để nâng cao chất lượng giảng dạy và học trong nhà trường, là một biện pháp để thực hiện việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội, để gắn liền lí luận với thực tiễn.

1.3.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá ở Tiểu học

Hoạt động ngoại khoá được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những đặc điểm chủ yếu sau:

- Với nhiệm vụ củng cố, bổ sung những kiến thức, kĩ năng, thực hành, trải nghiệm cho các môn học chính khoá, hoạt động ngoại khoá là hoạt động ngoài giờ lên lớp, không được quy định trong chương trình chính khoá.

- Hoạt động ngoại khoá là hoạt động tự nguyện của cá nhân học sinh hay của một nhóm học sinh có cùng sở thích, hứng thú về một vấn đề nào đó của nội dung học tập. Và là một hoạt động tự quản, toàn thể các thành viên cùng nhau hoạt động vì mục đích chung với tinh thần tự giác, tích cực. Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá được xây dựng dựa trên lòng yêu thích vận động và ham muốn tìm tòi sáng tạo của học sinh. Từ đó tạo điều kiện cho tài năng được nảy nở và phát triển. Số lượng học sinh tham gia ngoại khoá là không hạn chế, không phân biệt học sinh giỏi, yếu kém.

- Hoạt động ngoại khoá phải được tổ chức với mục đích thiết thực, có kế hoạch hợp lí, có sự phân công cụ thể, có những điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết. Mục đích của hoạt động ngoại khóa gắn với mục đích của các môn học và mục tiêu của cấp học và mục tiêu giáo dục của nhà trường và đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh.

- Trong hoạt động ngoại khoá ở Tiểu học giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức và có thể trong nhiều trường hợp giáo viên còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động này.

- Về mặt hình thức tổ chức, hoạt động ngoại khoá cần phong phú, đa dạng, sinh động và mới lạ. Nếu chỉ gây hứng thú lúc đầu, về sau lại rập khuôn thì học sinh dễ chán, đặc biệt là với học sinh tiểu học cần phải coi trọng điều này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

- Về nội dung, hoạt động ngoại khoá không bị hạn chế trong phạm vi chương trình dạy học chính khoá mà nó có thể dựa vào những kiến thức nội khoá để mở rộng, đào sâu ở mức độ vừa phải, vừa sức với trình độ nhận thức của học sinh. Là hoạt động giúp học sinh có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học và trải nghiệm thái độ, kĩ năng trong thực tế.

- Là hoạt động với ý nghĩa vừa là sân chơi vừa là môi trương trải nghiệm của học sinh nên hoạt động ngoại khoá không có sự kiểm tra, đánh giá kết quả bằng các hình thức như trên lớp học chính khoá (như cho điểm) mà dựa vào các yếu tố:

+ Sản phẩm của buổi ngoại khoá + Tính tích cực và tự lực của học sinh + Kết quả được đánh giá công khai

+ Không cho điểm nhưng phải có hình thức động viên, khuyến khích kịp thời như: biểu dương, tặng phần thưởng.

- Trong quá trình tiến hành các hoạt động ngoại khoá, cần gây được dư luận xã hội lành mạnh và thu hút được sự hỗ trợ, phối hợp của các lực lượng giáo dục khác: xã hội và gia đình học sinh, Đoàn thanh niên, câu lạc bộ Thiếu niên- Nhi đồng.

Như vậy hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức học tập đặc thù, không giống với các hình thức dạy học khác cũng không phải là phụ đạo học sinh yếu hay bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ việc phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi tuỳ thuộc vào tính chất và nhiệm vụ của từng trường mà tính chất bắt buộc nhiều hay ít, còn hoạt động ngoại khoá thì hoàn toàn không bắt buộc. Và chính vì không bắt buộc nên hoạt động ngoại khoá có phát huy được tác dụng hay không trước hết phụ thuộc vào lòng yêu nghề, yêu trẻ, sự nhận thức đúng đắn, sự năng nổ, năng lực tổ chức của người thầy và sự hứng thú, niềm say mê, nhiệt tình tham gia của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19

1.3.3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Để đảm bảo hiệu quả GD của HĐNK, cho nên việc tổ chức các hoạt động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

* Nguyên tắc về tính mục đích: HĐNK phải góp phần hình thành nhân cách người công dân, người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, giàu lòng yêu nước, có chí tiến thủ và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cấp quản lý hoạt động GD, đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường và các lực lượng GD khác phải nhận thức đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ, vai trò của HĐNK, tích cực chỉ đạo và hỗ trợ cho hoạt động này đạt được mục đích GD mong muốn.

* Nguyên tắc tính tự nguyện, tự giác: Đây là nguyên tắc chung, thể hiện

đặc điểm của HĐNK. Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐNK là tự nguyện, tự giác. HS tự chọn tham gia các hoạt động theo khả năng, hứng thú, điều kiện sức khỏe của mình, chỉ có như vậy mới tạo ra được động cơ hoạt động, phát huy được thiên hướng của từng HS.

* Nguyên tắc tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của HS: Nguyên

tắc này đòi hỏi nội dung và hình thức HĐNK phải được thay đổi, tùy thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác ở HS. Nhà trường, GV phải xác định các loại hình hoạt động và các hình thức công việc sao cho chúng phù hợp với khả năng của lứa tuổi và hứng thú cá nhân HS.

* Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản của HS: Học sinh tiểu học chưa có tính tích cực hoạt động xã hội, tính tự quản,

và chưa có kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo sư phạm của thầy cô trong việc tổ chức các HĐNK.

Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. HĐNK phải là hoạt động thực sự lôi cuốn học sinh học sinh và phù hợp với từng lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì vậy, vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động, giúp đỡ học sinh tổ chức công việc, là người cố vấn cho học sinh trong các hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20

* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả GD luôn được coi là vị trí hàng đầu, chủ yếu của HĐNK. Nếu tổ chức HĐNK có sự kết hợp hiệu quả GD với các hiệu quả khác như: kinh tế, chính trị, xã hội,... thì phải lấy hiệu quả GD để điều chỉnh hiệu quả khác.

1.3.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Trẻ em có nhu cầu lớn trong hoạt động và tiếp xúc, song việc hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tiếp xúc hằng ngày của trẻ với môi trường xung quanh, giao tiếp mọi người chỉ là ngẫu nhiên, bộc phát, hoàn toàn không chủ động. Tổ chức cho trẻ được hoạt động cả về trí tuệ lẫn thể chất, tạo môi trường cho các em tiếp xúc, giao tiếp bạn bè, thầy cô một cách tự nhiên, có nội dung, có phương pháp, có kế hoạch phục vụ mục đích giáo dục đề ra. Muốn nâng cao hoạt động giáo dục cần nắm vững đặc điểm phát triển của học sinh.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động ngoại khoá của học sinh.

(1) Tính hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng.

Đó là một đặc điểm tâm lí nổi trội của trẻ, luôn thích thú tìm hiểu, khám phá trước những hiện tượng mới lạ trong thế giới tự nhiên và xã hội. Với những hiểu biết chưa đầy đủ, chưa sâu, các em chưa thể giải thích được và luôn đặt câu hỏi "vì sao?": "Vì sao hình này gọi là hình vuông, hình kia là hình chữ nhật", "vì sao thế này mà không thế kia?"...Tất cả những sự kiện, hiện tượng gì trong thời điểm này cũng đều để lại những ấn tượng sâu sắc đối với các em. Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực vừa thể hiện sự hạn chế về mặt tâm lí. Cần khai khác những đặc điểm này của trẻ trong quá trình dạy học cũng như quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhằm phát triển trí tuệ, óc suy nghĩ, khả năng sáng tạo như các hoạt động tạo hình, giải những câu đố, bài toán vui, trò chơi trí tuệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

(2) Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản, thiếu kiên trì, bền bỉ. Khi tham gia hoạt động hoặc làm việc gì đó nếu có sự khích lệ từ bạn bè, giáo viên, cha mẹ, dù là nhỏ nhưng sẽ dễ dàng kích thích sự nhiệt tình, lòng say mê của các em. Tuy nhiên, khi gặp thất bại, rủi ro các em lại rất dễ chán nản, thậm chí là bi quan, dỗi hờn, bỏ cuộc ngay. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khoá cần chú ý đặc điểm này của trẻ để có sự động viên khích lệ kịp thời, tạo ra hứng thú hoạt động cho trẻ ngay lúc đầu, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi.

(3) Năng lực hoạt động của trẻ

Về mặt tâm lí, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi có những biểu hiện thất thường nhất, do sự chưa hoàn thiện của não bộ, cơ thể đang trên đà phát triển, hiểu biết về thực tế cuộc sống còn hạn chế nên các em chưa kiểm soát được hành động của mình. Ở tuổi này trẻ thường hiếu động, vụng về trong hoạt động; vui chơi giải trí, hoạt động tay chân nhu cầu cần thiết đối với các em. Do đó, khi tổ chức hoạt động ngoại khoá cần tổ chức những hoạt động vừa mang tính trí tuệ vừa tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và những hoạt động này cần phải hướng cho trẻ tính kỉ luật, cẩn thận, khéo léo và bền bỉ, kiên trì, đồng thời tạo ra môi trường tốt cho những nhân tố tích cực có điều kiện phát triển đúng hướng và trở nên bền vững theo quy luật của quá trình phát triển nhân cách.

1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa được tổ chức đa dạng phong phú có thể dưới nhiều hình thức khác nhau:

Tổ chức theo hình thức tích hợp theo chủ đề

Tổ chức dưới dạng thi tìm hiểu kiến thức về một lĩnh vực khoa học Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ

Tổ chức dưới hình thức trải nghiệm thực tế của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 25)