Chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học

Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

2.3.3.1. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động ngoại khóa

Để đánh giá về các biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học, chúng tôi sử dụng câu hỏi phần phụ lục và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo thực hiện chƣơng trình kế hoạch hoạt động ngoại khóa

STT Nội dung, biện pháp chỉ đạo Mức độ thực hiện

TX CTX CTH

1 Thực hiện chương trình ngoại khóa theo chủ đề các ngày lễ lớn 18/35 51,4% 17/35 48,6% 0,0 2

Chỉ đạo tích hợp nội dung các môn

học thành một chủ đề hoạt động 0,0 17/35 48,6% 18/35 51,4% 3

Hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao thường xuyên hàng tuần.

35/55 100% 0,0 0,0 4 Câu lạc bộ môn học 0,0 9/35 25,7% 26/35 74,3% 5

Giáo viên chủ động xây dựng, thiết kế hoạch động và tổ chức hoạt động tùy theo đặc điểm của lớp.

13/35 37,1%

22/35 62,9% 6 Hoạt động khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.13 có thể nhận xét như sau:

Các biện pháp chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa chưa được tiến hành thường xuyên, chưa liên tục, chưa gắn kết với nội dung học tập văn hóa. Chỉ có 48,6% ý kiến cán bộ quản lý trường tiểu học đánh giá đã chỉ đạo giáo viên tích hợp các nội dung từ nhiều môn học thành chủ đề hoạt động để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu. Tuy nhiên còn có 51,4% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá là chưa thực hiện vì đây là nội dung khó triển khai, năng lực giáo viên chưa tốt, nguồn tài chính phục vụ hoạt động của nhà trường còn hạn hẹp.

Bên cạnh đó hình thức hoạt động ngoại khóa theo các môn học cũng chưa được cán bộ quản lý quan tâm chỉ đạo, còn 74,3% ý kiến cán bộ quản lý đánh giá chưa chỉ đạo hoạt động ngoại khóa theo môn học. Các hoạt động mà nhà trường quan tâm là hoạt động giáo dục và văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội theo chủ đề.

Từ kết quả thống kê trên cho thấy giáo viên chưa thực chủ động xây dựng, thiết kế hoạch động và tổ chức hoạt động tùy theo đặc điểm của học sinh và điều kiện của nhà trường có 62,9% ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý. Như vậy tính chủ động trong tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên là chưa cao còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của nhà trường.

Phỏng vấn một số giáo viên tiểu học ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, chúng tôi được biết, giáo viên chưa có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung chương trình của các môn văn hóa nhằm bổ trợ kiến thức kĩ năng cho học sinh, vì vậy các hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung môn học ít được tổ chức, học sinh chưa có môi trường trải nghiệm sáng tạo.

2.3.3.2. Thực trạng chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức HĐNK

Do sự nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với HĐNK của các trường Tiểu học thành phố Uông Bí chưa được toàn diện và đầy đủ, nên công tác chỉ đạo của nhà quản lý rất khó khăn. Mặt khác do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53

chưa quan tâm đúng mức của người lãnh đạo nên chỉ đạo việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục đối với HĐNK chưa có hiệu quả.

Với các tiêu chí đánh giá:

+ Xếp loại tốt là những trường chỉ đạo tích cực, có hiệu quả.

+ Xếp loại khá là những trường chỉ đạo tích cực song hiệu quả chưa cao. + Xếp loại trung bình là những trường có chỉ đạo nhưng chưa hiệu quả. + Xếp loại yếu là những trường chưa chỉ đạo công tác này.

Bảng 2.14: Thực trạng phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia tổ chức HĐNK của CBQL

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Với các LLGD trong trường. 3 8.6 8 22.8 19 54.3 5 14.3 2 Với các LLGD ngoài trường. 3 8.6 3 8.6 9 25.7 20 57.1

Nhìn vào kết quả bảng 2.14 cho thấy, việc quản lý của CBQL trong việc phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường chỉ ở mức trung bình nhưng kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường lại ở mức rất yếu (57.1%). Cho nên cần thiết phải có những biện pháp quản lý sao cho thúc đẩy được hiệu quả của các lực lượng tham gia tổ chức HĐNK cho học sinh.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để tăng cường hoạt động ngoại khóa cho học sinh chưa tốt dẫn tới chưa huy động được nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoại khóa thực hiện có hiệu quả. Đây là một trong nguyên nhân chưa thúc đẩy được hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí luôn là một trong các điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có cả HĐNK. Nhận thức được điều đó, những năm gần đây ở thành phố Uông Bí cũng có một số nhà trường đã coi việc đầu tư cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý. Song chủ yếu vẫn là ưu tiên cho công tác giảng dạy, còn HĐNK vẫn chưa coi trọng.

Bảng 2.15: Thực trạng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các HĐNK của CBQL TT Nội dung Mức độ quản lý Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Việc xây dựng, sửa chữa phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…

3 8.6 5 14.3 18 51.4 9 25.7

2

Việc sử dụng phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng

5 14.3 6 17.1 18 51.4 6 17.1

3 Việc đầu tư bổ sung các

trang thiết bị cho HĐNK 3 8.6 5 14.3 17 48.6 10 28.6 4 Việc dành kinh phí cho tập

huấn bồi dưỡng nghiệp vụ 2 5.7 6 17.1 12 34.3 15 42.9 5 Việc dành kinh phí cho hoạt

động thường xuyên 6 17.1 8 22.9 21 60 0 0 6 Việc dành kinh phí cho hoạt

động theo chủ điểm 5 14.3 7 20 18 51.4 5 14.3 7 Việc huy động các nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55

Kết quả điều tra ở bảng 2.15 cho thấy, việc xây dựng sửa sang các phòng chức năng, sân chơi bãi tập, nhà đa năng của các trường Tiểu học thành phố Uông Bí rất chậm chạp về tiến độ, đến nay mới chỉ có trường Tiểu học Trưng Vương là có nhà đa năng. Các trường sử dụng phòng chức năng, sân chơi chưa được tốt, qua khảo sát thực tế chỉ có trường Tiểu học Trưng Vương, Trần Quốc Toản, là sử dụng có hiệu quả. Việc đầu tư bổ sung và sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho HĐNK mới đạt ở mức trung bình.

Thực trạng việc sử dụng cơ sở vật chất, kinh phí cho các HĐNK của các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)