Huy động các lực lượng xã hội tham gia tổ chức HĐNK cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Huy động các lực lượng xã hội tham gia tổ chức HĐNK cho

tiểu học

i. Mục tiêu của biện pháp

Việc tổ chức HĐNK cho các em cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của thầy cô giáo cũng như người lớn. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ làm mất đi sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè của các em, vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình.

Và quan trọng hơn hết là cần có sự phối kết hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội và ông bà, cha mẹ, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em noi theo và hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình cho các em.

Sự thống nhất phối hợp trong tổ chức HĐNK mà HS tích luỹ được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, giúp các em hình thành được quan điểm, niềm tin và tình cảm một cách thuận lợi, củng cố thêm ý chí. Và cũng nhờ sự phối hợp này người lớn hiểu trẻ em hơn, cùng chia sẻ và động viên các em trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày.

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐNK chính là thực hiện XHH giáo dục. Điều 12, Luật giáo dục đã nêu:"Mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75

phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn".

Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho HS.

ii. Nội dung và cách thực hiện

CBQL cần xác định lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐNK trong nhà trường Tiểu học bao gồm: Ban giám hiệu, TPT Đội, GV chủ nhiệm, GV chuyên, tổ chức đoàn thể, Hội PHHS. Mỗi thành phần lực lượng giáo dục có vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động của từng lực lượng giáo dục không phải là độc lập, mà được thể hiện trong sự phối hợp với nhau theo một cơ chế chặt chẽ. Biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Hoạt động của các lực lượng giáo dục

- Ban giám hiệu: (CBQL phụ trách HĐNK) là trưởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trưởng ban là cùng với phó ban điều hành xây dựng kế hoạch thực hiện HĐNK, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó trong toàn trường, đôn đốc và tạo điều kiện cho các GVCN thực hiện tốt kế hoạch.

Trƣởng ban Phó hiệu trƣởng chuyên môn Hội cha mẹ học sinh Phó Trƣởng ban (TPT Đội)

Giáo viên chuyên Chi hội

PHHS Giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76

- TPT Đội là phó ban điều hành trực tiếp chỉ huy các tập thể lớp thực hiện kế hoạch từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học. Đồng thời giúp đỡ những lớp còn vướng mắc về nội dung, hình thức hoạt động.

- GV chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động ở lớp mình phụ trách. Đồng thời họ là người phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào HĐNK.

- GV chuyên có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung của môn mình giảng dạy khi được GVchủ nhiệm yêu cầu. Họ có thể tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động, hoặc trực tiếp cùng hoạt động với học sinh với tư cách là nhà cố vấn hoặc tư vấn.

- Hội PHHS cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hay hỗ trợ về vật chất.

- Các chi hội PHHS ở các lớp là thành phần tích cực trong việc giúp đỡ và tư vấn cho GVchủ nhiệm tổ chức tốt các hoạt động của lớp.

- Các tổ chức đoàn thể trong trường như Chi đoàn TN, Công đoàn...có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch hoạt động mà nhà trường đã xây dựng.

Như vậy, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia vào việc tổ chức các HĐNK cho HS với những nhiệm vụ cụ thể. Vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp có hiệu quả thì mới đảm bảo cho việc tổ chức HĐNK thành công.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

Giáo viên làm tốt vai trò cầu nối giữa cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường trong tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

Cha mẹ học sinh phải nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)