Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả HĐNK ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả HĐNK ở trường Tiểu học

i. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể quản lý. Trong quản lý HĐNK cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn tiến công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

Như vậy, kiểm tra đánh giá là một quá trình mà trong đó CBQL tập hợp các thông tin, số liệu qua theo dõi, đôn đốc nhằm động viên hết khả năng tham gia của HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên nếu kiểm tra đánh giá không khách quan, công bằng thì sẽ không động viên, khuyến khích được phong trào.

ii. Nội dung và cách thực hiện:

Qua phân tích thực trạng ta thấy việc kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm mới chỉ là ở mức độ hình thức. CBQL chủ yếu kiểm tra qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động ở một số khâu nhất định, ở một vài thời điểm nhất định, như vậy khó đánh giá toàn diện HĐNK. Đa số CBQL kiểm tra chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp loại thi đua. Để quản lý tốt HĐNK, CBQL, GV cần thay đổi cách thức kiểm tra: kiểm tra thông qua trao đổi trực tiếp với PHHS, thông qua tham dự trực tiếp các buổi HĐNK của học sinh, kiểm tra thông qua việc cho học sinh tham gia những tình huống giả định, có thể kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra thường xuyên. Vì là hoạt động giáo dục nên kiểm tra không chỉ nhìn vào kết quả hoạt động mà cần kiểm tra cả quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động diễn ra, xem xét tinh thần thái độ khi tham gia hoạt động của cả thầy và trò. Có như vậy CBQL, GV mới có căn cứ để kết luận chính xác về chất lượng HĐNK học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78

HĐNK đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho từng hoạt động. Chính vì thế để kiểm tra HĐNK phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Khi đã xây dựng xong tiêu chí đánh giá, cần phổ biến tới toàn thể GV, HS để phấn đấu theo tiêu chí và để tự đánh giá. Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp theo, vì vậy cần chú trọng khâu đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

Kết quả đánh giá tham gia thực hiện HĐNK của học sinh là một tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm của từng cá nhân học sinh.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa thường xuyên.

Hiệu trường cần xây dựng quy chế về tổ chức hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.

Có các tiêu chuẩn về đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa một cách rõ ràng nhằm tạo động lực cho hoạt động ngoại khóa phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 89)