Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Trẻ em có nhu cầu lớn trong hoạt động và tiếp xúc, song việc hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tiếp xúc hằng ngày của trẻ với môi trường xung quanh, giao tiếp mọi người chỉ là ngẫu nhiên, bộc phát, hoàn toàn không chủ động. Tổ chức cho trẻ được hoạt động cả về trí tuệ lẫn thể chất, tạo môi trường cho các em tiếp xúc, giao tiếp bạn bè, thầy cô một cách tự nhiên, có nội dung, có phương pháp, có kế hoạch phục vụ mục đích giáo dục đề ra. Muốn nâng cao hoạt động giáo dục cần nắm vững đặc điểm phát triển của học sinh.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động ngoại khoá của học sinh.

(1) Tính hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng.

Đó là một đặc điểm tâm lí nổi trội của trẻ, luôn thích thú tìm hiểu, khám phá trước những hiện tượng mới lạ trong thế giới tự nhiên và xã hội. Với những hiểu biết chưa đầy đủ, chưa sâu, các em chưa thể giải thích được và luôn đặt câu hỏi "vì sao?": "Vì sao hình này gọi là hình vuông, hình kia là hình chữ nhật", "vì sao thế này mà không thế kia?"...Tất cả những sự kiện, hiện tượng gì trong thời điểm này cũng đều để lại những ấn tượng sâu sắc đối với các em. Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực vừa thể hiện sự hạn chế về mặt tâm lí. Cần khai khác những đặc điểm này của trẻ trong quá trình dạy học cũng như quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhằm phát triển trí tuệ, óc suy nghĩ, khả năng sáng tạo như các hoạt động tạo hình, giải những câu đố, bài toán vui, trò chơi trí tuệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

(2) Tính dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản, thiếu kiên trì, bền bỉ. Khi tham gia hoạt động hoặc làm việc gì đó nếu có sự khích lệ từ bạn bè, giáo viên, cha mẹ, dù là nhỏ nhưng sẽ dễ dàng kích thích sự nhiệt tình, lòng say mê của các em. Tuy nhiên, khi gặp thất bại, rủi ro các em lại rất dễ chán nản, thậm chí là bi quan, dỗi hờn, bỏ cuộc ngay. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khoá cần chú ý đặc điểm này của trẻ để có sự động viên khích lệ kịp thời, tạo ra hứng thú hoạt động cho trẻ ngay lúc đầu, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi.

(3) Năng lực hoạt động của trẻ

Về mặt tâm lí, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi có những biểu hiện thất thường nhất, do sự chưa hoàn thiện của não bộ, cơ thể đang trên đà phát triển, hiểu biết về thực tế cuộc sống còn hạn chế nên các em chưa kiểm soát được hành động của mình. Ở tuổi này trẻ thường hiếu động, vụng về trong hoạt động; vui chơi giải trí, hoạt động tay chân nhu cầu cần thiết đối với các em. Do đó, khi tổ chức hoạt động ngoại khoá cần tổ chức những hoạt động vừa mang tính trí tuệ vừa tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và những hoạt động này cần phải hướng cho trẻ tính kỉ luật, cẩn thận, khéo léo và bền bỉ, kiên trì, đồng thời tạo ra môi trường tốt cho những nhân tố tích cực có điều kiện phát triển đúng hướng và trở nên bền vững theo quy luật của quá trình phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 32)