Kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên tổ chức hoạt động ngoạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên tổ chức hoạt động ngoạ

học sinh ở trường tiểu học

Cách đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, đầy đủ là chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục. Như vậy sản phẩm giáo dục con người phải được đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức). Hình thức đánh giá được đổi mới như: đổi mới thi cử, đổi mới xếp loại hạnh kiểm…với việc đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho HĐNK càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của HS. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, HS khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhau là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng của học sinh đã được tiếp thu trên lớp.

Việc đánh giá học sinh qua HĐNK sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm.

- Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình.

- Đối với các cấp quản lý, việc đánh giá HS qua HĐNK là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Quản lý việc kiểm tra đánh giá HĐNK là quản lý nội dung, các mức đánh giá, hình thức đánh giá, quy trình đánh giá của hoạt động này.

Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch, chương trình hoạt động ngoại khóa để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên các lớp bao gồm từ việc lên kế hoạch hoạt động, thiết kế giáo án hay kịch bản hoạt động, phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động và tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Việc đánh giá phải thường xuyên và có tác dụng tạo động lực cho giáo viên không ngừng hoàn thiện năng lực tổ chức hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)