Đối với nền kinh tế Việt Nam thì vị trí, vai trò của DNVVN lại càng quan trọng, do những đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển kinh tế n−ớc ta qui định.
Là một n−ớc có trình độ kinh tế thấp kém so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Yếu kém cơ bản vẫn là năng suất lao động thấp. Đất bình quân đầu ng−ời thấp khoảng 0,1 ha/ng−ời [20].
Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn cũng nh− chênh lệch giữa các vùng Bắc, Trung, Nam bộ rất lớn và có xu thế ngày càng tăng d−ới sự phát triển của kinh tế thị tr−ờng trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hoá nông thôn chậm, tỷ lệ đô thị hoá thấp chỉ khoảng 20% so với các n−ớc khiển cho quá trình tạo việc làm, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ diễn ra rất chậm. Thực hiện công cuộc đổi mới từ những năm 1990 trở lại đây làm cho nền kinh tế n−ớc ta phát triển nhanh và t−ơng đối ổn định, đẩy lùi lạm phát, tăng xuất khẩu và thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Đến năm 2006 tỷ lệ thuế nhập khẩu chỉ còn 0-5% do chúng ta gia nhập APTA, không còn bảo hộ, cạnh tranh gay gắt đó là thách thức lớn đối với DNVVN Việt Nam. Do đó, vị trí và vai trò của các DNVVN Việt nam ngày càng to lớn và quan trọng hơn bao giờ hết.
Toàn bộ khu vực DNVVN n−ớc ta tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản l−ợng công nghiệp hàng năm, khoảng 24% GDP trong toàn quốc [20]. Nếu căn cứ vào tốc độ tăng tr−ởng GDP của các DNVVN nh− hiện nay có thể thấy rằng tốc độ tăng tr−ởng, tiềm năng phát triển để đạt đ−ợc những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong giai đoạn tới phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các DNVVN chứ không phải chỉ phụ thuộc vào các công trình, dự án lớn.
DNVVN thu hút rất nhiều lao động ở Việt Nam. Hàng năm, n−ớc ta có khoảng 1 triệu ng−ời đến tuổi lao động. Phần lớn các DNVVN thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực này giải quyết khá lớn lực l−ợng lao động này, chiếm tới 42,7% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lao động từ khu vực nhà n−ớc chuyển sang trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n−ớc. Qua các nghiên cứu cho thấy DNVVN giải qyết khoảng 26% lao động cả n−ớc lớn hơn 2,5 lần so với các doanh nghiệp nhà
n−ớc về số lao động. Theo −ớc tính có khoảng 7,8 triệu lao động đ−ợc thu hút vào làm việc trong các DNVVN.
Vị trí vai trò của DNVVN càng tăng lên khi chi phí trung bình tạo ra một chỗ làm việc trong các DNVVN ở Việt Nam vào khoảng 740.000 đồng chỉ bằng 3% trong các doanh nghiệp lớn (5-10 triệu đồng) [40]. Hơn nữa nguồn vốn huy động trong dân c−, trong điều kiện thiếu vốn thì đây là giải pháp rất quan trọng phát huy nội lực. Các DNVVN hoạt động nhờ vay vốn ngân hàng rất nhỏ. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ những ng−ời thân quen, họ hàng. ở đây, DNVVN là ng−ời tiếp xúc trực tiếp với ng−ời cho vay, huy động vốn từ khu vực t− nhân nhanh và hiệu quả hơn, giảm bớt đ−ợc các khâu trung gian, đem lại lợi ích trực tiếp cho chính họ và cho cả những ng−ời có vốn cho vay.