- Tỷ lệ nữ và lao động nữ trong xã hội
Theo số liệu của ngân hàng châu á (ADB): lực l−ợng lao động nữ trong toàn bộ
lực l−ợng lao động của nền kinh tế châu á chiếm t−ơng đối lớn. Từ nguồn lao động này đã đem lại nguồn thu đáng kể cho các nền kinh tế. Đặc biệt là ở Việt Nam năm 1995 số l−ợng lao động nữ lên đến 50,2% trong khi năm 1970 là 47,7% (ngân hàng thế giới). Tỉ lệ nữ tham gia vào lực l−ợng lao động tăng, chủ yếu là do sự huy động và tham gia của những phụ nữ trẻ vào những việc làm công ăn l−ơng chính chức ở các ngành công nghiệp chế tạo có tỷ trọng lao động cao và định h−ớng xuất khẩu, đặc biệt nh− ngành điện tử, may mặc và giày dép. Nh− vậy rõ ràng phụ nữ có khả năng tham gia rất lớn vào phát triển kinh tế. Sự đóng góp này nhiều đến đâu thì còn phụ thuộc nhiều vào chính sách về giới của mỗi n−ớc.
- Vai trò kép của phụ nữ trong gia đình: đây là một vai trò đặc biệt của phụ nữ mà tạo hoá tạo ra cho phụ nữ. Tuy nhiên việc thực hiện hai vai trò của ng−ời phụ nữ là không hề mâu thuẫn nhau mà còn tạo động lực cho sự phát triển. Theo tác giả Susana M. Sỏnchez thì việc phụ nữ có gia đình không hề có ảnh h−ởng đến công việc làm kinh tế. Việc họ có gia đình và con cái còn là động lực thúc đẩy cho việc tự kinh doanh [59]. Hay nói cách khác đó có phải là lí do mà chủ doanh nghiệp có quyết định khởi nghiệp hay không, (động lực thúc đẩy cho việc quyết định có kinh doanh độc lập hay không). Ví dụ nh− khi có gia đình thì việc chăm sóc con cái cần một thời gian nhất định và họ không thể đi làm thuê cho các cơ quan Nhà n−ớc cũng nh− là các công ty khác theo thời gian cố định.
- Lực l−ợng quan trọng tạo ra của cải vật chất và xây dựng văn hoá nông thôn.
Phụ nữ có thể tham gia tất cả các lĩnh vực từ quản lí, ra quyết định và hoạt động trực tiếp. Sơ đồ sau thể hiện khả năng và quyền tham gia các hoạt động của phụ nữ [58].
Sơ đồ 2.1 Các lĩnh vực mà phụ nữ có khả năng và có quyền tham gia
Nh− vậy, phụ nữ có một vai trò rất quan trọng trong phát triển. Qua sơ đồ trên chúng ta thấy: phụ nữ có thể tham gia các hoạt động trong cộng đồng, lãnh đạo cộng đồng; phụ nữ tham gia sản xuất và tái sản xuất; quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tham gia vào các hoạt động xã hội.
Đào tạo Các Tổ chức chuyên môn Các HTX Các hiệp hội Tài chính Phạm vi quyết định Phạm vi quản lí Công nghệ
Hội nông dân Các nguồn tài nguyên Tín dụng Thị tr−ờng Công cụ QL đào tạo Lao động Phụ nữ Phạm vi hoạt động Khuyến nông Các TC từ thiện Sản xuất Đào tạo kỹ thuật
2.2.2.2. Khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế của phụ nữ
Các ngành nghề mà phụ nữ có khả năng tham gia: phụ nữ có thể tham gia tất cả các ngành trong xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp một ngành truyền thống thì phụ nữ có thể tham gia cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt các công đoạn mà phụ nữ tham gia cùng với nam giới là nh− nhau: đó là phụ nữ tham gia làm đất, trồng cấy, làm cỏ, bón phân, chăm sóc, thu hoạch thậm chí phụ nữ làm chủ yếu là trong các khâu gieo trồng và sau thu hoạch, do bàn tay khéo léo và tính kiên trì, chịu khó của mình. Trong khi đó ngành chăn nuôi thì phụ nữ tham gia chiếm đa số. Thậm chí tỉ lệ phụ nữ tham gia ngành chăn nuôi đến hơn 80% [1].
Phụ nữ có thể tham gia sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp nh−: Các ngành bảo quản nông sản sau thu hoạch chế biến nông lâm sản, chế biến l−ơng thực (làm mì miến, bún khô, bánh đa nem, làm nha đ−ờng...). Đặc biệt với đôi bàn tay khéo léo phụ nữ có thể làm các nghề truyền thống nh− sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, các nghề mới nh− thêu ren, may mặc, dệt thảm, các hàng dân dụng, đồ sành sứ. Đặc thù của các ngành này rất phù hợp với lao động nữ, nhằm đảm bảo cho phụ nữ thực hiện đ−ợc vai trò kép của mình đó là làm tại nhà, tại địa ph−ơng theo nhóm nhỏ hay hộ gia đình.
Ngoài ra phụ nữ còn có thể tham gia vào các ngành dịch vụ: dịch vụ nông nghiệp nông thôn nh− cung cấp phân bón thuốc trừ sâu, cung cấp các loại giống. Các ngành dịch vụ phục vụ các gia đinh nh− chăm sóc ng−ời già, trẻ em, ốm đau làm công việc nội trợ gia đình, các dịch vụ văn hoá, y tế ở nông thôn nh− các trạm y tế, các cửa hàng thuốc, dịch vụ chữa bệnh tại nhà, dạy trẻ em học... Đó là các ngành dịch vụ rất phù hợp với phụ nữ, phụ nữ thể làm và thể hiện đ−ợc bằng chính khả năng của mình. Theo giáo s− Lê Thi, trong nghiên cứu của tác giả năm 1998: trong cả n−ớc ở nông thôn số chủ doanh nghiệp t− nhân và hộ gia đỉnh tỷ lệ nam chiếm 86%, nữ 12%; kinh tế hộ gia đình nam chiếm 84,6%, nữ chiếm 15,4% [36]. Tuy nhiên, con số này đ−ợc đánh giá trên cơ sở chủ hộ đăng ký kinh doanh, trong thực tế chồng đăng ký nh−ng vợ làm quản lý, quán xuyến mọi việc trong gia đình cũng nh− việc kinh doanh. Qua điều tra sơ bộ tỉ lệ phụ nữ tham gia vào công việc kinh doanh cho thấy, tỉ lệ nữ đứng tham gia đăng ký kinh doanh chiếm 20% nh−ng thực tế số chị em thực làm, cai
quản công việc kinh doanh xấp xỉ gần 50%. Điều này cho thấy, phụ nữ có thể tham gia rất nhiều ngành, lĩnh vực nh−ng họ đang ch−a đ−ợc xã hội công nhận một cách chính thức, do còn hạn chế về các định kiến xã hội và các quan niệm về giới của xã hội.
- Sự thích hợp của phụ nữ do đặc tính về giới đối trong các DNVVN
Hầu hết các DNVVN đều tr−ởng thành từ mô hình kinh tế hộ. Các hộ gia đình từ việc làm ăn khá giả th−ờng phát triển thành các công ty t− nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Thêm vào đó việc kinh doanh này th−ờng là các ngành nghề truyền thống hoặc những gia đình kinh doanh đã có thâm niên từ lâu. Phụ nữ rất thích hợp với những công việc kinh doanh nhỏ có tính chất truyền thống này, đặc biệt là những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Sự mềm mỏng nh−ng lại rất tháo vát của phụ nữ đã tạo nên một sự thích hợp về giới trong khả năng kinh doanh ở phạm vi nhỏ mà bắt đầu là từ cái gọi là “nghề” của gia đình. Tuy nhiên, công việc kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ này thì phụ nữ quán xuyến trong những công việc nh−: Tiền nong, quản lý lao động hay nhận các đầu vào, sự tham gia của ng−ời chồng có thể trong một số lĩnh vực nh− tìm đầu ra, hay đi th−ơng l−ợng với khách hàng. Nh−ng tất cả các chiến l−ợc và ph−ơng án kinh doanh đều đ−ợc dựa trên cơ sở cùng bàn bạc.