Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 64 - 68)

4.1. Phân tích thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ trên địa bàn huyện Đan Ph−ợng tỉnh Hà Tây là nữ trên địa bàn huyện Đan Ph−ợng tỉnh Hà Tây

4.1.1. Phân tích tình hình cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở Đan Ph−ợng nữ ở Đan Ph−ợng

4.1.1.1. Các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và các doanh nghiệp có chủ là nữ doanh nghiệp có chủ là nữ

Qua bảng 4.1.1.1 trình bày d−ới đây cho thấy: số doanh nghiệp có chủ là nữ chiếm t−ơng đối nhiều trong ngành kinh doanh hiện nay, đặc biệt là với làng nghề truyền thống của huyện, của gia đình. Rõ ràng là qui mô của hộ có ảnh

h−ởng rất rõ đến việc tham gia vào quản lý các doanh nghiệp. ở loại hình hộ, với qui mô nhỏ, phù hợp hơn với phụ nữ, nó giải quyết đ−ợc cả vấn đề thời gian cho phụ nữ thực hiện vai trò kép của mình đồng thời phát huy đ−ợc năng lực kinh doanh không kém nam giới của họ. Số chủ doanh nghiệp là nữ đăng ký kinh doanh trong thực tế thì ít hơn số chủ doanh nghiệp làm công tác quản lý. Nh− vậy khả năng quản lý, khả năng kinh doanh của phụ nữ là hiện hữu, nếu có đ−ợc phát huy khả năng này đây sẽ là một nguồn lực lớn về con ng−ời trong phát triển kinh tế xã hội.

ở Đan Ph−ợng ngành kinh doanh và chế biến lâm sản là một ngành nghề truyền thống nên số doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngành này t−ơng đối nhiều và phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp này cũng nhiều t−ơng ứng. Sau đó là ngành chế biến nông sản. Các ngành khác nh− kinh doanh dịch vụ cũng giống nh− những nơi khác, do sản xuất phát triển nên cũng kéo theo các ngành dịch vụ phát triển. Số doanh nghiệp nhỏ làm nghề kinh doanh dịch vụ trong toàn huyện là 186, chủ yếu là loại hình hộ có đăng ký kinh doanh theo nghị định 02. Số phụ nữ làm chủ loại hình doanh nghiệp này là khá lớn. Năm 2003, tổng số doanh nghiệp trong cả huyện là 522 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp có chủ là nữ là 169 doanh nghiệp bao gồm cả số chủ là nữ đứng ra quản lí, số chủ là nữ trực tiếp đăng ký kinh doanh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở qui mô hộ 150 doanh nghiệp.

Bảng 4.1: Số l−ợng các doanh nghiệp nữ ở Đan Ph−ợng năm 2003 Tổng số (ng−ời) Chủ là nam (ng−ời) Chủ là nữ (ng−ời) So sánh (%) Chỉ tiêu (1) (2) (3) (3)/1 (3/2) I,Chia theo loại hình DN 522 353 169 32,38 47,88

- CTy CP 4 3 1 25,00 33,33 - CTy TNHH 51 44 7 13,73 15,91 - DNTN 26 17 9 34,62 52,94 - HTX 18 16 2 11,11 12,50 - Hộ ĐKKD 423 273 150 35,46 54,95 II,Chia theo ngành 522 353 169 32,38 47,88 - Chế biến Lâm sản 148 100 48 32,43 48,00 - Chế biến nông sản 112 76 36 32,14 47,37 - Cơ khí 19 13 6 31,58 46,15 - Dệt may 101 68 33 32,67 48,53 - Kinh doanh dịch vụ 120 81 39 32,50 48,15 - Khác 22 14 7 31,82 50,00

Nguồn: tổng hợp từ phòng kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu t− Hà Tây Phòng thuế, phòng Tài chính kế hoạch huyện Đan Ph−ợng.

Số l−ợng chủ doanh nghiệp là nữ so với tổng thể của huyện Đan Ph−ợng Cũng theo thống kê của phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu t− Hà Tây thì số nữ doanh nghiệp chiếm khoảng từ 26 –28%. Con số này cho chúng ta thấy: phụ nữ tham gia kinh doanh là khá phổ biến. Điều đó có nghĩa rằng phụ nữ cũng giống nh− nam giới, khả năng của họ đã đ−ợc khẳng định. Chỉ có điều số l−ợng tham gia còn ít hơn nam giới thì đó chính là vấn đề về bất bình đẳng giới còn đang tồn tại ở n−ớc ta.

4.1.1.2. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của các DNVVN có chủ là nữ ở Đan Ph−ợng nữ ở Đan Ph−ợng

Nhìn chung các doanh nghiệp có cơ sở hình thành từ rất lâu đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản đ−ợc hình thành từ khi làng nghề này phát triển. Có một đặc điểm rất rõ và chung của các doanh nghiệp trong quá trình hình thành đó là các doanh nghiệp đều bắt đầu từ qui mô hộ gia đình, phát triển d−ới ph−ơng châm lấy ngắn nuôi dài.

Đan Ph−ợng là huyện tiếp giáp với Hà nội, một thị tr−ờng lớn mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Cũng có một số lý do khác nh− đầu tiên thấy một số hộ, một số doanh nghiệp sản xuất và bán đ−ợc hàng nên mọi ng−ời cùng làm theo.

Những công việc nhỏ này bắt đầu từ những ý t−ởng của những ng−ời phụ nữ tần tảo, hoạt bát. Tr−ớc sự thay đổi của nền kinh tế cũng nh− những khó khăn trong kinh tế gia đình đã khiến những ng−ời phụ nữ này trăn trở cùng chồng làm sao để có bát cơm manh áo dựa trên những điều kiện hiện có của họ. Có rất nhiều lý do để đi đến quyết định kinh doanh. Nh−ng lý do chính vẫn là tăng thu nhập cho gia đình. Theo số liệu điều tra bảng 4.3.3.3 cho thấy 78% số doanh nghiệp ngành chế biến lâm sản, hơn 80% doanh nghiệp ngành chế biến nông sản và 67% số doanh nghiệp trong các ngành khác trả lời là kinh doanh vì muốn tăng thu nhập cho gia đình. Ngoài ra các lý do khác nh− đó là nghề của gia đình, thấy ng−ời khác làm thì cũng làm cũng không phải là ít. 100% số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản cho rằng họ kinh doanh ngoài tăng thu nhập cho gia đình họ còn muốn đ−ợc hoạt động kinh doanh độc lập. Tuy nhiên ở góc cạnh nào thì mục đích cuối cùng của họ vẫn là tăng thu nhập. Rõ ràng là vị trí địa lý và cơ sở các làng nghề truyền thống đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Có một đặc điểm mà qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy ở đây đó là dù là loại hình nào doanh nghiệp nào (trừ hộ kinh doanh cá thể) mối quan hệ thành viên của các công ty vẫn mang tính gia đình hoặc ng−ời thân hoặc bạn bè. Ví dụ nh− công ty cổ phần chẳng hạn thì các thành viên của công ty là bố mẹ và gia đình của con cái. Do đó, ng−ời mẹ tr−ớc đây tần tảo trong việc kiếm tiền cho gia đình là ng−ời tiếp tục quản lý ở tầm cao hơn, tổ chức cho con cái làm nghề của gia đình mình, của địa ph−ơng mình.

Tuy nhiên, việc phát triển mạnh các doanh nghiệp mới bắt đầu từ những năm sau đổi mới. Qua bảng 4.2 d−ới có thể thấy số doanh nghiệp có thâm niên kinh doanh không nhiều. Tỷ lệ hộ có 5 năm kinh doanh bằng với tỉ lệ số doanh nghiệp có từ 5 – 10 năm. Nh− vậy tuổi đời của nhóm doanh nghiệp còn khá trẻ.

Điều này cũng là do sự ảnh h−ởng của nền kinh tế n−ớc ta. Kinh tế thị tr−ờng mới đ−ợc công nhận từ những năm đổi mới.

4.1.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp

* Đặc điểm của chủ doanh nghiệp - Tuổi của chủ doanh nghiệp

Qua biểu d−ới cho thấy các chủ doanh nghiệp còn khá trẻ, tuổi trung niên khoảng từ 40 – 50 chiếm đa số. Đây là một lợi thế của các DNVVN, tuổi trẻ th−ờng năng động và sáng tạo hơn rất nhiều, tuy nhiên vì thế mà kinh nghiệm đôi khi còn thiếu. Đây cũng là một những đặc điểm có khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà n−ớc.

- Trình độ chủ doanh nghiệp

Số chủ doanh nghiệp tốt nghiệp hết trung học cơ sở chiếm đa số, xấp xỉ 70%. Trong khi các chủ doanh nghiệp tốt nghiệp PTTH lại có gần 30%. Trong số các chủ doanh nghiệp nữ đ−ợc phỏng vấn, không có chủ doanh nghiệp nào tốt nghiệp các tr−ờng trung học chuyên nghiệp hay cao đẳng. Đây cũng là một thực trạng chung của các nữ chủ doanh nghiệp trong cả n−ớc. Và cũng không có sự khác nhau về trình độ chủ doanh nghiệp giữa các ngành nghề.

Bảng 4.2: Một số đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp nữ.

Đvt: % Chỉ tiêu Tổng CBLS CBNS KDDV Cơ khí - Năm hoạt động D−ới 5 năm 37,78 50,00 20,00 40,00 20,00 Từ 6 đến 10 năm 39,05 35,71 50,00 40,00 40,00 Trên 10 năm 23,17 14,29 30,00 20,00 60,00 - Lí do trở thành DN Muốn kinh doanh độc lập

53,85 57,14 100,00 0, 00 0 ,00

Truyền thống gia đình

50,00 57,14 33,33 33,33 66,67

Muốn tăng thu nhập

76,92 78,57 83,33 66,67 66,67

Thu nhập cao hơn làm thuê

34,62 50,00 33,33 0,00 0,00

Thời gian linh hoạt hơn

19,23 14,29 50,00 0,00 0,00

Không có việc gì khác

3,85 00,00 00,00 33,33 0,00

Khác

* Trình độ chủ DN Tốt nghiệp THCS 69,23 57,14 83,33 66,67 100,00 Tốt nghiệp PTTH 30,77 42,86 16,67 33,33 0,00 * Tuổi chủ DN: Từ 26 đến 35 19,23 21,43 16,67 33,33 0,00 Từ 36 đến 45 46,15 50,00 33,33 33,33 66,67 Trên 45 34,62 28,57 50,00 33,33 33,33

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

4.1.1.4. Các nguồn lực chủ yếu của các doanh nghiệp - Đặc điểm về vốn - Đặc điểm về vốn

* Thời kỳ khởi nghiệp

Các doanh nghiệp khi mới thành lập, vốn th−ờng rất ít, có thể mới từ qui mô hộ. Tổng số vốn bình quân/ một doanh nghiệp khi đ−ợc hỏi ở thời kỳ mới thành lập là 174 triệu đồng, trong đó nếu phân theo ngành nghề thì ngành chề biến lâm sản có số vốn ban đầu lớn hơn các ngành khác đạt 201,79 triệu đồng sau đó là ngành chế biến nông sản 171,67 triệu đồng, ngành cơ khí thấp nhất có 66,67 triệu đồng, vì ngành cơ khí những năm mới thành lập các cơ sở th−ờng ch−a sản xuất ngay mà chủ yếu là gia công nên l−ợng vốn đòi hỏi th−ờng ít hơn.

Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong thời kỳ mới khởi nghiệp, bình quân một hộ có khoảng 95 triệu đồng, vốn của HTX bình quân là 212,5 triệu đồng, vốn của các công ty TNHH, công ty cổ phần 368,33 triệu đồng của doanh nghiệp t− nhân là 153,33 triệu đồng.

* Vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hoạt động hiện tại

Bảng4.3: Vốn của DNVVN có chủ là nữ phân theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Hộ HTX Công ty DNTN BQC

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)