Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 49 - 51)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

a. Vị trí địa lý

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Hà Tây có tổng diện tích đất tự nhiên là 2192,9 km2 bao gồm 14 huyện, thị xã, nằm trải dài từ Bắc xuống nam và tiếp giáo với nhiều tỉnh lân cận. Phía đông Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp với tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp với H−ng Yên và Thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý này đã đem lại cho Hà Tây rất nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế giao l−u buôn bán cũng nh− là phát triển triển văn hoá. Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống của tỉnh cũng nh− việc du nhập văn hoá hiện đại của thủ đô đã tạo cho Hà Tây có một nền văn hoá phong phú. Trong đó, phát triển các làng nghề truyền thống cũng là một trong những nét văn hoá này. Các làng nghề thủ công vốn có của Hà Tây cũng vì thế mà rất phát triển. Nó vừa gần trung tâm thị tr−ờng, vừa có chuyên môn trong sản xuất do đó mà kinh tế của tỉnh rất phát triển. Hàng năm có hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời làm cho nền kinh tế Hà Tây năng động, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

Là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế và làng nghề truyền thống Đan Ph−ợng có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi và có tiềm năng:

- Phía Bắc giáp đê Sông Hồng. - Phía Nam giáp huyện Hoài Đức. - Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp thành phố Hà Nội.

Với vị trí địa lý này, huyện đã đ−ợc chia thành 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và một thị trấn.

b. Địa hình

Hà Tây là một tỉnh bán sơn địa tức là địa hình có cả trung du và đồng bằng nh−ng Đan Ph−ợng lại có địa hình của một vùng đồng bằng. Địa hình khá bằng phẳng và đ−ợc bao bọc bởi 2 con sông Đáy và sông Hồng.

c. Thời tiết khí hậu

Hà Tây là một tỉnh phía Bắc n−ớc ta nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Kết hợp với địa hình và văn hoá phong phú, sản phẩm nông sản của tỉnh rất đa dạng, mùa nào thức đó làm nguồn nguyên liệu cho chế biến nông sản phẩm rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm cũng có ảnh h−ởng không ít đến chất l−ợng sản phẩm chế biến, đặc biệt là vào mùa m−a.

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm gần đây

3.1.2.1. Đặc điểm về đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá đối với bất cứ một quốc gia, một vùng, một địa ph−ơng nào. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là một vấn đề vừa khó khăn vừa phức tạp bởi phải tuân thủ những nguyên tắc vốn có của sử dụng đất vừa phải phù hợp với tình hình thực tế của địa ph−ơng. Đối với những vùng có kinh tế phát triển thì vấn đề về đất đai càng trở nên nhạy cảm hơn.

Đan Ph−ợng là một huyện có tiềm năng về kinh tế đất với giá trị về vị trí của đất. Trong những năm qua việc sử dụng đất của Đan Ph−ợng đã có h−ớng chuyển đổi theo quá trình phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 3.1: Tình hình đất đai, dân số, lao động của huyện trong những năm qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 49 - 51)