Đặc điểm củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 40 - 41)

Do tình hình kinh tế Việt Nam có những đặc điểm riêng nên các DNVVN ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng của nó, bắt đầu từ việc qui định về phân loại và xác định các DNVVN. Từ qui định của thủ t−ớng chính phủ trong Công văn 681/CP-KTN ngày 20 tháng 6 năm 1998 đến Nghị định 90/2001NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của Chính phủ về việc nhận diện các DNVVN lại càng làm cho các DNVVN có những nét khác so với DNVVN ở các n−ớc khác.

Thứ nhất: DNVVN không có giới hạn d−ới hay nói cách khác là không đ−ợc qui định rõ. Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, số hộ gia đình đăng ký kinh doanh rất nhiều. Những hộ kinh doanh nhỏ này liệu có thuộc các DNVVN không? Nếu không coi họ là DNVVN thì rất khó khăn trong việc thực hiện các chính sách −u tiên phát triển đối với họ. Nguồn lực sẽ bị dàn trải nếu coi họ là các DNVVN dẫn đến việc hỗ trợ bị phân tán, không hiệu quả, ch−a giải quyết đ−ợc các vấn đề đối với các DNVVN hiện nay.

Thứ 2: DNVVN Việt Nam th−ờng gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Đây là một nét rất đặc tr−ng của các DNVVN ở Việt nam so với các n−ớc khác và so với công nghiệp lớn. Đối với các n−ớc công nghiệp phát triển, công nghệ của các DNVVN mà họ sử dụng là rất hiện đại. Chúng chỉ khác nhau về qui mô đầu t− mà không phải khác nhau về năng lực và khả năng sản xuất. Đó chính là do công nghệ

của họ rất hiện đại và tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hơn rất nhiều so với DNVVN Việt Nam. Họ có thể liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn và là một bộ phận cấu thành của công nghiệp lớn. Trong khi các DNVVN của chúng ta ch−a làm đ−ợc điều đó. Khả năng liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp lớn của DNVVN ch−a mạnh.

Thứ ba: do đặc điểm kinh tế Việt Nam nên DNVVN Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Đặc điểm của khu vực kinh tế t− nhân, kinh tế ngoài quốc doanh mang tính đại diện cho DNVVN ở Việt Nam. Từ đóng góp vào cơ cấu GDP, hay thu hút lao động trong các nghiên cứu ng−ời ta cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu kinh tế của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để nói lên đó là sự đóng góp của các DNVVN Việt Nam. Cho đến nay, ch−a có số liệu điều tra chính thức riêng biệt cho toàn bộ các DNVVN Việt Nam. Các DNVVN chủ yếu bao gồm các loại hình doanh nghiệp t− nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng có sử dụng các số liệu thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nh− là số liệu của các DNVVN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ ở huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây (Trang 40 - 41)