Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 30)

8. Bố cục luận văn:

1.2.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức:

Chất lượng công chức HCNN được thể hiện qua các mặt như: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, năng lực công tác trong thực tiễn, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ... được thể hiện cụ thể sau: [18]

1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ công chức hành chính Nhà nước:

- Tiêu chí về trình độ văn hóa: là mức độ học vấn mà công chức đó đạt được. Ở nước ta hiện tại trình độ văn hóa được phân thành ba cấp: Cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

- Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức là trình độ mà công chức được đào tạo qua các trường lớp có bằng cấp chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc. Trình độ chuyên môn đào tạo hiện nay gồm các cấp sau: sơ cấp; trung cấp; cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chúng ta cần lưu ý đến trình độ được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc mà công chức đó phải thực hiện.

- Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá chất lượng của công chức. Vì tiêu chí này sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Tiêu chí này bao gồm các nhóm kỹ năng:

+ Nhóm thứ nhất: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ cũng như kiến thức có liên quan vận dụng vào lĩnh vực công tác cụ thể.

+ Nhóm thứ hai: Các kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ động viên và thu hút người khác nhằm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

+ Nhóm thứ ba: kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược. Nhóm này rất quan trọng vì sẽ giúp bản thân công chức tổng hợp các vấn đề và có tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả cho tổ chức, cũng như dự đoán được vấn đề và hiến kế cho các nhà quản lý lãnh đạo

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: để đánh giá chất lượng của công chức vì khi đã trãi qua những giai đoạn công tác thực tế bản thân người công chức sẽ đúc kết được nhiều vấn đề thực tiễn và vận dụng vào quá trình công tác sẽ mang lại kết quả cao hơn. Kinh nghiệm sẽ mang lại cho công chức vốn kiến thức tích lũy vấn đề thực tiễn vô cùng quí báo và hữu ích. Tuy nhiên để có được kinh nghiệm thì công chức phải

trãi qua giai đoạn thời gian tức là kinh nghiệm phụ thuộc nhiều vào thời gian công tác của công chức đã thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

1.2.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của công chức hành chính Nhà nước:

Nhóm tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức của công chức dựa trên cở sở đáp ứng sự thay đổi công việc. Đối với thực trạng của công chức HCNN hiện nay đang phải luôn đối mặt với tình trạng thay đổi vị trí công tác vì nhu cầu công việc, vì sự phát triển của nền kinh tế…do đó đòi hỏi công chức phải biết nhận thức về sự thay đổi đó để chủ động hơn trong công việc cũng như kịp thời thích ứng với công việc mới nếu không nắm bắt được sự thay đổi công chức sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao và tức nhiên một hệ lụy dẫn đến là công chức đó lại tiếp tục có sự thay đổi nhiệm vụ mới hoặc bị đào thải.

Do đó công chức phải luôn biết nhận thức sự thay đổi để không bị hụt hẩng trong công việc, biết nhận thức sự thay đổi là công chức đã tự trang bị cho mình những kiến thức mới, những nhận định và chiến lược mới để không bị đào thải. Tuy nhiên sẽ có những công chức phải chấp nhận sự đào thải của tổ chức vì thiếu sự nhận thức trong thay đổi công việc trong tương lai do không bắt kịp sự thay đổi hoặc do hạn chế về trình độ.

1.2.2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc của công chức hành chính Nhà nước:

Tiêu chí này đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của công chức HCNN, nó phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm nhận những nhiệm vụ, trọng trách của công chức.

Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ là một trong những phương pháp, nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự trong các tổ chức, cơ quan HCNN. Đánh giá mức độ thực hiện công việc thực chất là xem xét và so sánh giữa thực hiện công việc cụ thể so với những tiêu chuẩn, yêu cầu được xác định trong bảng mô tả công việc.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 30)