Đặc điểm tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội thành phố Vị Thanh:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 54 - 59)

8. Bố cục luận văn:

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội thành phố Vị Thanh:

- Đặc điểm tự nhiên:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Vị Thanh

Thành phố Vị Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 11.906,44 ha, có 9 đơn vị hành chính, gồm: Phường I, Phường III, Phường IV, Phường V, Phường VII, xã Vị Tân, Tân Tiến, Hỏa Lựu và xã Hỏa Tiến; Phía Đông giáp huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; Phía Tây giáp huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; Phía Nam giáp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ VỊ THANH

Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lụy của tỉnh Hậu Giang với những thuận lợi về giao thông bộ và giao thông đường thủy: Tuyến quốc lộ 61 chạy ngang qua thành phố với chiều dài khoảng 10km và hệ thống kênh Xáng Xà No nối nguồn từ Sông Hậu Thuộc địa phận thành phố cần Thơ qua thành phố Vị Thanh và đi các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… rất thuận lợi vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ… và tạo thành nơi giao thương hàng hóa giữa các tỉnh tiểu vùng Sông Hậu.

- Đặc điểm kinh tế: Kể từ khi chia tách tỉnh năm 2004, thành phố Vị thanh trở thành trung tâm của tỉnh Hậu Giang, tình hình phát triển kinh tế xã hội tăng rõ nét, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phát triển khá, bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 20,52%/năm, trong đó khu vực I tăng 5,06%, khu vực II tăng 22,7%, khu vực III tăng 24,44%. Thu nhập bình quân (GDP) đầu người đạt 1.730 USD (năm 2010), tương đương 32 triệu đồng/năm, tốc độ tăng bình quân là 29,78%/năm, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2005 (năm 2005, thu nhập bình quân (GDP) đầu người đạt 561 USD). Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2010, tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tỷ trọng khu vực I. [15]

- Đặc điểm văn hóa- xã hội: Toàn thành phố có 18.492 hộ, dân số trung bình năm 2010 là 72.429 người trong đó: dân số thành thị 42.695 dân chiếm 58,9%; nông thôn 29.734 dân chiếm 41,1%; mật độ dân số 608 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10000; mức giảm sinh 0,3000; Thành phố có 9 đơn vị xã, phường, trong đó có 7 đơn vị xã, phường văn hóa chiếm 77,78%; 100% số ấp, khu vực đạt tiêu chuẩn văn hóa. [15]

Về nguồn nhân lực: Thành phố Vị Thanh được biết đến gắn liền với những chiến tích lịch sử như: Chiến thắng vàm Cái sình, Khu Trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu…người Vị Thanh có tinh thần cách mạng, chịu khó, cần mẫn trong lao động. Vị Thanh có nguồn lao động dồi dào: năm 2006 số người trong độ tuổi lao động là 39.505 người chiếm 54,5%, năm 2010 là 39.998 người chiếm 55,68%. [14].

Nguồn lao động của thành phố được bổ sung hàng năm trung bình trên 2.000 lao đồng từ các nguồn: tốt nghiệp phổ thông, học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. [16]

Biểu số 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế giai đoạn 2006 -2010

Đơn vị tính: %

Năm Nông, lâm, thuỷ sản (Khu vực I)

Công nghiệp, xây dựng (Khu vực II) Dịch vụ (Khu vực III) 2006 72 10 18 2007 72 10 18 2008 72 8 20 2009 72,5 9,95 17,55 2010 72 9,95 18,05

Nguồn: Chi Cục thống kê thành phố Vị Thanh - Thống kê cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế từ năm 2006 - 2010

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2006 2007 2008 2009 2010 NLTS CN,XD DV Nguồn: Chi Cục thống kê thành phố Vị Thanh - Thống kê cơ cấu lao động trong các

ngành kinh tế giai đoạn năm 2006 - 2010

Nguồn nhân lực ở thành phố Vị Thanh được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến hết năm 2010, thành phố Vị Thanh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục phổ thông Trung học cơ sở nên người lao động có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học - kỹ thuật trong học nghề.

Theo số liệu thống kê số người có trình độ đại học của thành phố (số liệu tổng điều tra năm 2009) là 1.795 người, chiếm tỷ lệ 2,48% dân số, số người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là 41 người ( có 40 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có 01 người công tác trong khối Nhà nước). Nhìn chung tỷ lệ công chức có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học của Thành phố còn thấp so với các địa phương khác trong tỉnh. [16]

Năm

Nếu so sánh với các thành phố trực thuộc tỉnh khác thì Vị Thanh là Thành phố vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển về Thương mại - dịch vụ và công nghiệp chế biến do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển đội ngũ công chức hành chính Nhà nước thành phố Vị Thanh: thành phố Vị Thanh:

Thành phố Vị Thanh là vùng căn cứ kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ nên đội ngũ công chức thành phố giai đoạn đầu chủ yếu xuất thân từ đội ngũ tham gia kháng chiến và sau giải phóng tiếp tục công tác.

Tuy nhiên, kể từ năm 2006 đến nay đội ngũ công chức Thành phố được trẻ hóa và số lượng công chức từng tham gia cách mạng tiếp tục công tác còn rất ít: năm 2006: 37 người, năm 2010: 14 người (khối Nhà nước 3 người). Công chức thành phố Vị Thanh chủ yếu từ học sinh và sinh viên là chính.

Đội ngũ công chức thành phố Vị Thanh được chia thành hai khối lớn: khối đảng, đoàn thể và khối cơ quan HCNN.

- Khối đảng, đoàn thể:

Tổng số công chức khối đảng, đoàn thể năm 2006 là: 70 người (biên chế: 68 biên chế và 02 hợp đồng); năm 2010 là: 75 người (biên chế: 69 biên chế và 06 hợp đồng).

- Khối cơ quan HCNN:

Tổng số công chức, viên chức năm 2006 là: 978 người, công chức HCNN là: 94 người, chiếm tỷ lệ 9,61%; năm 2010 là: 1034 người, tăng 56 người, tương ứng tăng 5,7% công chức HCNN là: 108 người, chiếm tỷ lệ 10,45%.

Biểu số 2.2: Số lượng chức HCNN từ năm 2006 - 2010

Lĩnh vực 2006 2007 2008 2009 2010 Quản lý NN 94 97 102 107 108 Tổng số CC, VC 978 991 1002 1017 1034 Tỷ lệ (%) 9,61 9,8 10,18 10,52 10,45

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện số lượng công chức HCNN thành phố Vị Thanh giai đoạn từ năm 2006 – 2010

85 90 95 100 105 110 2006 2007 2008 2009 2010 Người

Nguồn: Phòng Nội Vụ thành phố Vị Thanh – Báo cáo thống kê số lượng công

chức HCNN thành phố Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010

Nhìn chung số lượng công chức HCNN thành phố Vị Thanh từ năm 2006 đến năm 2010 có tăng nhưng với tỷ lệ thấp tăng mỗi năm trung bình từ 1% -2%. Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức HCNN thành phố Vị Thanh được đào tạo nâng cao qua từng năm. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của công chức HCNN Thành phố nhằm chuẩn bị hoàn thiện các bước để đến năm 2015 trở thành đô thị loại II và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Tuy nhiên, xét về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ công chức do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.

Hiện tại, theo đánh giá của UBND thành phố Vị Thanh năng lực tham mưu của một số phòng, ban chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của UBND thành phố. Một vài cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý công việc, sợ trách nhiệm hoặc không nắm chắc quy định... Từ đó, dồn việc về UBND thành phố xử lý, điều hành gây mất thời gian, có việc phải giải quyết nhiều lần nhưng hiệu quả vẫn không cao.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)