Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 41)

8. Bố cục luận văn:

1.4.1. Các nhân tố khách quan:

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng công chức bao gồm: hoàn cảnh và lịch sử ra đời của công chức, tình hình kinh tế - chính trị và xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, trình độ văn hoá, sự phát triển của nền giáo dục và đào tạo, chất lượng của thị trường cung ứng lao động, sự phát triển của công nghệ thông tin, quan điểm và đường lối phát triển kinh tế, chính trị của Đảng, Nhà nước…

Ngoài ra, sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế cũng được xem là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng công chức. CNH - HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế - xã hội từ một nền sản xuất sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật như: công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Thấy được vấn đề này Đảng ta đã đánh giá và xem đó chính là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh CNH - HĐH. Đây là yêu cầu cơ bản và bức xúc của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay. Nếu không tập trung phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh CNH - HĐH thì không thể nâng cao đời sống

vật chất, tinh thần cho nhân dân, không thể xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu, để từng bước tạo dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật, tạo ra sự chuyển biến về chất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Từ thực tế cho thấy: Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội...Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém: đó là, trình độ sản xuất thấp; thiết bị, công nghệ và năng lực quản lý còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, năng lực cạnh tranh kém (đứng thứ 59/131 nước được so sánh) [32]…Chưa phát triển và thu hút được các loại hình khoa học công nghệ, tư vấn và dịch vụ sử dụng trí tuệ, chất xám...Dẫn đến nền kinh tế nước ta kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đảng và Nhà nước ta nhận thấy được điều đó nên đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh CNH - HĐH và xem đây là vấn đề then chốt, bức xúc của quá trình phát triển đất nước, là nền móng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một cách làm đầy sáng tạo, linh hoạt của Đảng ta và khác với cách làm của các nước đi trước. Đảng ta đã biết cách vận dụng tối đa những điều kiện sẵn có, những thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Có thể thấy rằng, Đảng ta đã thực hiện tiến trình CNH - HĐH một cách có trình tự và bước đi rõ ràng cụ thể và khi cần thiết sẽ thực hiện những bước tiến nhảy vọt "đi tắt, đón đầu" trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được vấn đề này, chúng ta phải huy động, tập trung mọi nguồn lực, vật lực như: con người, tài nguyên, vốn, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, năng lực quản lý...Trong đó nguồn lực con người được xem là quan trọng và mang tính chất quyết định nhất. Bên cạnh, sử dụng nguồn lực, vật lực của đất nước, chúng ta cần tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài như: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước có nền kinh tế phát triển.

Qua trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho nước ta nhiều cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó nước ta cũng đứng trước nhiều nguy cơ và những thách thức: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chất lượng sản phẩm hàng hoá nội địa, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ thấp… Bản chất của những thách thức là nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước mà cụ thể là sau hơn 20 năm tuy đã gặt hái được nhiều thành tựu về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá

xã hội, đặc biệt là đã làm thay đổi diện mạo của đất nước và đời sống người dân được nâng lên. Bên cạnh đó, nước ta vẫn còn xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội ngày càng tăng… Sự thoái hoá biến chất của một phận, đảng viên đang là nổi lo ngại của Đảng, Nhà nước hiện nay, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là rào cản cho quá trình toàn cầu hoá.

Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Trong đó, nòng cốt là đội ngũ công chức, đây là lực lượng có vai trò quan trọng: là người tham mưu, thực hiện các chính sách của Nhà nước và chỉ đạo thực hiện từng mục tiêu của đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, công chức cũng là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và nghiêm túc thực hiện các mục tiêu đó.

Vai trò quan trọng của đội ngũ công chức HCNN đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế đã đặt ra là tiếp tục việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN và coi đó là một yêu cầu tất yếu, khách quan, cần thiết và có tính cấp bách trong tình hình hiện nay. Có thể nói rằng, không thể thực hiện quá trình CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thành công với một hệ thống cơ chế, chính sách quản lý lạc hậu, một nền hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, một đội ngũ công chức chất lượng thấp, cơ cấu không hợp lý. Như vậy, để góp phần quan trọng vào việc thực hiện CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thành công, phải có một đội ngũ công chức HCNN chất lượng cao, đủ bản lĩnh chính trị, đủ phẩm chất và năng lực, nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức, ý chí và quyết tâm để thiết kế và tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện tốt tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay, thì việc xây dựng đội ngũ công chức HCNN có đầy đủ phẩm chất và trình độ kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý toàn diện là một mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể, đội ngũ công chức HCNN phải đạt được những yêu cầu sau: [24]

- Một là về trình độ năng lực:

+ Phải là người có trình độ tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tư duy nhạy bén, sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học, có tính quyết đoán, dám nghỉ, dám làm; có khả năng hoạch định các chương trình, kế hoạch hành động và khả năng tổ chức thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

+ Phải là những người được đào tạo và được bồi dưỡng thường xuyên để có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Có khả năng tiếp thu được những kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến, kiến thức về KTTT, kiến thức về pháp luật, kiến thức về quản lý Nhà nước, ngoại ngữ và tin học... để nắm bắt kịp thời những yêu cầu, những biến động của thực tiễn ở cơ sở, theo kịp những thay đổi và sự phát triển của đất nước, của khu vực và thế giới.

- Hai là, về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Phẩm chất chính trị là yêu

cầu cơ bản của công chức HCNN. Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lợi ích của giai cấp, lợi ích của dân tộc; có ý thức tự chủ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; có tinh thần tận tụỵ với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.

- Ba là, số lượng, cơ cấu: đội ngũ công chức phải có số lượng thích hợp, cơ cấu ngành nghề, ngạch bậc, trình độ, tuổi, giới tính và dân tộc đồng bộ hợp lý. Thời gian qua, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức HCNN chưa có kế hoạch thống nhất, còn phân tán và mang tính tình thế, chỉ nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt mà chưa tính đến mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)