Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

8. Bố cục luận văn:

1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

Nước ta đang trong giai đoạn toàn cầu hóa, với sự phát triển của khoa học và công nghệ… đòi hòi công chức phải có trình độ chuyên môn cao mới có thể đáp ứng kịp. Do đó việc nâng cao chất lượng công chức HCNN là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng công chức bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1.3.1.Công tác quy hoạch công chức:

Quy hoạch là quá trình lập quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực có định hướng trung và dài hạn tuân theo những nguyên tắc và quy định cụ thể nhằm đáp ứng nguồn nhân lực bổ sung và thay thế trong quá trình quản lý Nhà nước một cách có hiệu quả, đồng bộ và mang tính chất kế thừa.

Nội dung quy hoạch bao gồm những yêu cầu chung: về phẩm chất chính trị và năng lực đối với công chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Ngoài những yêu cầu chung đó, theo Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị công chức HCNN còn có một số yêu cầu riêng như sau:

1.3.1.1. Về phẩm chất chính trị:

Công chức trước hết phải biết nắm bắt vững và quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm phát triển kinh tế xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước.

1.3.1.2. Về phẩm chất đạo đức:

Công chức phải có tâm trong công tác, xem nhẹ lợi ích cá nhân, trọng lợi ích tập thể, luôn hết lòng phục vụ nhân dân và vì nhân dân mà phục vụ đúng như sự mong mỏi ở người công chức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: công chức phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, “hồng” và “chuyên”, “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc.

Ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người cách mạng, do đặc thù của lĩnh vực quản lý công chức HCNN còn đòi hỏi có những tiêu chuẩn như: có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc; Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để công tác có hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ được phân công. [17]

1.3.1.3. Về năng lực chuyên môn:

Công chức phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý; có kiến thức về nền KTTT; nắm vững cơ chế vận hành của KTTT; biết sử dụng các công cụ điều tiết KTTT trong quản lý Nhà nước. Ngoài ra, phải có hiểu biết về thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương mình để tránh lập khuôn, máy móc trong hoạt động quản lý Nhà nước.

1.3.1.4. Về năng lực thực tiễn quản lý:

Công chức HCNN là những người trực tiếp tổ chức, điều hành trong bộ máy Nhà nước. Do vậy, đòi hỏi phải có các yêu cầu cơ bản sau:

- Có bản lĩnh, có khả năng tư duy, có khả năng quan sát, nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ có hiệu quả; quyết đoán, dứt khoát trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch.

- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời phải biết dự báo trước các tình huống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ và lợi thế.

- Phải có tác phong đúng mực, thông cảm; biết tìm hiểu và chia sẻ với đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)