II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DI TRUYỀN HỌC VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH
2.2. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim
nhồi máu cơ tim
Những tiến bộ mới trong điều trị nhồi máu cơ tim đã cải thiện đáng kể tiên lƣợng bệnh. Nhƣng vẫn có 10 - 15% bệnh nhân tiến triển thành suy tim sau NMCT dù đã đƣợc tái tƣới máu thành công do quá trình tái cấu trúc cơ tim. Đối với bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, nhƣng liệu pháp hiệu quả nhƣ cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim hoặc ghép tim còn rất khó khăn
166
do chỉ định còn hạn chế hoặc vấn đề ngƣời hiến tim, chi phí cao. Vì vậy cần những phƣơng pháp điều trị mới để có thể cải thiện tiên lƣợng và chất lƣợng của những bệnh nhân suy tim sau NMCT cấp.
Điều trị tế bào gốc đang là một hƣớng đi cho những bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim nhờ các phát hiện cho thấy các tế bào cơ tim có thể tái sinh.
Những nghiên cứu tiên phong trên thế giới như của
Strauer (2002); thử nghiệm TOPCARE-AMI (2002), thử nghiệm BOOST; đặc biệt thử nghiệm có đối chứng, mù đôi REPAIR- AMI 2004 cho thấy hiệu quả cải thiện chức năng thất trái và phần nào liên quan đến tiên lƣợng ở bệnh nhân NMCT cấp suy tim đƣợc sử dụng tế bào gốc tự thân. Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu ban đầu cho thấy kết quả hứa hẹn của phƣơng pháp này. Tuy nhiên, một tổng quan hệ thống dữ liệu Cochrane công bố năm 2015 với 41 nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, sử dụng tế bào đơn nhân tủy xƣơng trên 2732 bệnh nhân cho thấy liệu pháp này an toàn nhưng không cải thiện chất lượng
cuộc sống hay LVEF ngắn hạn và dài hạn.
Cho đến nay, điều trị tế bào gốc là một hƣớng tiếp cận có thể có hứa hẹn trong điều trị suy tim nặng sau NMCT cấp, nhƣng còn cần nhiều nghiên cứu, với các phƣơng tiện và cách thức, tế bào khác nhau cũng nhƣ cần thời gian để đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp này.
167