Quy trình kỹ thu t:

Một phần của tài liệu QĐ-BYT Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành - HoaTieu.vn (Trang 65)

6. CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ MỘT SỐ THĂM DÕ XÂM LẤN KHẢO SÁT BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

6.4.3. Quy trình kỹ thu t:

- Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đƣờng vào mạch máu.

- Mở đƣờng vào động mạch: Thƣờng là động mạch quay, có thể sử dụng đƣờng vào là động mạch đùi.

- Chụp ĐMV qua đƣờng ống thông, thấy tổn thƣơng cần đƣợc khảo sát FFR. - Xác định vị trí, nhánh ĐMV cần khảo sát FFR (theo chỉ định).

- Kết nối máy đo FFR với hệ thống đo áp lực thực tế qua đƣờng ống thông, đây là đƣờng áp lực phản ánh áp lực thực tế.

- Đƣa ống thông can thiệp (guiding catheter) vào ĐMV tùy theo vị trí cần khảo sát FFR.

- Kết nối dây dẫn áp lực (pressure wire) với máy đo.

- Đƣa dây dẫn áp lực qua ống thông can thiệp vào lòng ĐMV.

- Khi dây dẫn áp lực đi vào lòng mạch đƣợc 30 mm (đồng nghĩa với cảm biến áp lực ở sát đầu ống thông can thiệp), tiến hành cân bằng áp lực (equalize) để đảm bảo áp lực ở dây dẫn tƣơng đƣơng áp lực ở đầu ống thông can thiệp.

- Lái/đƣa dây dẫn áp lực qua tổn thƣơng xuống đoạn xa ĐMV (đảm bảo đầu cảm biến áp lực đến đoạn mạch vành lành sau chỗ tổn thƣơng 10 - 20 mm).

- Tiêm trực tiếp vào mạch vành 200 µg nitroglycerin để gây giãn ĐMV, loại bỏ yếu tố co thắt.

- Gây tình trạng giãn mạch cƣờng huyết động tối đa (hyperemic) bằng thuốc adenosine với 2 cách:

● Tiêm adenosin trực tiếp vào lòng mạch vành để tạo tình trạng gắng sức huyết động. Liều adenosin sử dụng là 60 µg với ĐMV trái, 40 µg với ĐMV phải (tăng liều nếu nghi ngờ chƣa đạt giãn mạch tối đa).

● Truyền adenosin liên tục qua một ống siêu nhỏ (micro-catheter) đƣợc đƣa đến đoạn đầu của nhánh ĐMV định khảo sát FFR, tốc độ truyền bắt đầu 360 µg/min.

- Đo FFR trong lúc giãn mạch tối đa (sau khi tiêm adenosin hoặc truyền adenosin vào lòng ĐMV). FFR đƣợc máy tính tự động và hiện lên liên tục trên màn hình. Lấy chỉ số thấp nhất và ngay khi nhịp tim ổn định.

- Để đảm bảo tính chính xác và hằng định của kết quả, cần đo lại ít nhất 2 lần cho mỗi tổn thƣơng cần xác định.

- Sau đó, kéo dây dẫn áp lực về đầu ống thông can thiệp, đảm bảo FFR khi đó bằng 1,0 để loại bỏ các sai số.

- Can thiệp mạch vành nếu FFR < 0,8 và điều trị bảo tồn nếu FFR ≥ 0,8. - Liều heparin sử dụng tƣơng tự các ca can thiệp ĐMV thông thƣờng.

6.4.4. Theo dõi:

Theo dõi toàn trạng, huyết áp và nhịp tim của ngƣời bệnh trong quá trình đo FFR để phát hiện kịp thời các biến chứng nếu có.

Một phần của tài liệu QĐ-BYT Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành - HoaTieu.vn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)