4. ĐÁNH GIÁ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM 1 Vỡ tim
4.1.5. Tái cấu trúc thất trái sau nhồi máu cơ tim
Sau NMCT, thất trái phải thích nghi với trình trạng giảm chức năng theo vùng bằng việc tăng co bóp của những vùng cơ tim còn sống. Tái cấu trúc thất trái đƣợc đặc trƣng bằng việc thay đổi kích thƣớc, hình dạng, và chức năng nhƣ hậu quả của tổn thƣơng cơ tim hay tình trạng tăng gánh. Mức độ nặng của suy chức năng theo vùng (kích thƣớc vùng nhồi máu, chức năng của những vùng còn lại, hoạt hóa hệ thần kinh thể dịch và sự tồn tại những bệnh lý van tim khác kèm theo đặc biệt là hở hai lá xác định độ lớn của tái cấu trúc thất trái.
Quá trình này thƣờng bắt đầu trong vòng vài giờ sau nhồi máu và tiến triển theo thời gian. Sự mỏng và giãn ra của vùng nhồi máu sau NMCT đƣợc định nghĩa nhƣ vùng nhồi máu lan rộng và thƣờng dẫn đến thay đổi hình dạng và thể tích thất trái và mất dần chức năng. Khi tái cấu trúc, thất trái giãn ra có dạng hình cầu hơn và giảm chức năng. Sự thay đổi hình dạng thất trái dẫn đến hở hai lá do thiếu máu cơ tim, tăng thể tích thất trái, hoạt hóa hệ thần kinh thể dịch và giảm co bóp cơ tim vì vậy dẫn đến vòng xoắn bệnh lý và hở hai lá. Mối liên quan giữa giảm chức năng thất trái và hở hai lá đƣợc phản ánh tỷ lệ sống còn thấp ở những bệnh nhân sau NMCT có cả hở hai lá nặng và chức năng thất trái kém.
Siêu âm tim đánh giá trái cấu trúc thất trái sau NMCT bao gồm đánh giá phân số tống máu, kích thƣớc, hình dạng và thể tích thất trái cuối tâm thu và tâm trƣơng và mức độ hở
38
hai lá.