IV. TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 4.1.Xử trí ban đầu
b. Block nhĩ thất cấp
1.4. Các biến chứng khác
1.4.1. Sốt
- Thƣờng gặp và xuất hiện phổ biến nhất vào ngày thứ 3-4 sau nhồi máu cơ tim.
- Đi kèm với tăng số lƣợng bạch cầu và CRP.
- Cần tìm kiếm các nguyên nhân khác gây sốt nhƣ nhiễm khuẩn (phổi, đƣờng tiết niệu, đƣờng vào mạch máu…), viêm tắc/huyết khối tĩnh mạch, viêm màng ngoài tim, phản ứng thuốc…
1.4.2. Đau ngực kéo dài
Đau ngực sau nhồi máu cơ tim không chỉ còn là cơn đau thắt ngực: Cần khai thác kỹ tiền sử, theo dõi biến đổi trên điện tâm đồ và các thăm dò hình ảnh để phân biệt các cơn đau:
131
Thƣờng phổ biến trong 24 - 48 giờ đầu, đặc biệt ở ngƣời bệnh
đã đƣợc cấp cứu ngừng tuần hoàn hoặc sốc điện nhiều lần mà bôi không đủ gel vào vùng sốc điện
- Tái nhồi máu: Là thuật ngữ rộng, bao gồm cả sự lan rộng của vùng nhồi máu ban đầu, hoặc mới nhồi máu ở một vùng khác. Nguyên nhân chủ yếu do tắc lại stent, thƣờng liên quan kỹ thuật can thiệp hoặc việc dùng không đủ/đúng thuốc kháng kết tập tiểu cầu và kháng đông:
● Thƣờng có hình ảnh đoạn ST chênh lên trên điện tâm đồ. ● Nếu các dấu ấn sinh học đặc hiệu cho cơ tim chƣa trở về bình thƣờng, thì sự tăng gấp hai lần giá trị thấp nhất trƣớc đó mới đƣợc coi là có ý nghĩa.
● Ngƣời bệnh cần đƣợc chụp mạch vành qua da và tái thông ngay lập tức. Nên đánh giá lại kết quả can thiệp lần đầu bằng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh trong lòng mạch vành (IVUS, OCT..). Tắc lại stent thƣờng đi kèm tình trạng huyết động bất ổn trên lâm sàng và có thể cần các biện pháp cơ học hỗ trợ tuần hoàn.
- Đau th t ngực sau nhồi máu (cơn đau thắt ngực trong
vòng 10 ngày sau nhồi máu): Nên đƣợc điều trị với nội khoa tối ƣu; xem xét chụp lại mạch vành và tái thông các tổn thƣơng hẹp đáng kể còn lại.
- Viêm màng ngoài tim: Biểu hiện kiểu đau nhói (đau
kiểu màng phổi) và phụ thuộc tƣ thế, thƣờng xuất hiện 1-3 ngày sau nhồi máu, nhất là ở ngƣời bệnh nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Khám lâm sàng có thể nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim. Hiếm khi xuất hiện các biến đổi trên điện tâm đồ. Điều trị bằng aspirin liều cao (uống 600mg x 4 lần/24h) phối hợp cùng với thuốc ức chế bơm proton. Nên tránh các loại NSAIDs khác
132
vì tăng nguy cơ vỡ thành tự do thất trái và tăng co thắt mạch vành.