Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty bia lào (Trang 43)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài thì tổ chức bộ máy của công ty phải hợp lý và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu kinh doanh thực tại. Một bộ máy tốt sẽ quyết định đến sự thành công của công ty trên thương trường, sẽ khuyến khích lao động trong công ty làm việc có chất lượng và năng suất cao. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau:

Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ Công Thương bổ nhiệm. Giám đốc điều

hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trước pháp luật, trước Bộ Công Thương và tập thể cán bộ công nhân viên về việc tồn tại và phát triển của công ty cũng như mọi hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm những công việc cụ thể sau: ký kết hợp đồng lớn, thế chấp vay vốn, tuyển dụng nhân viên, bố trí sắp xếp lao động... Ngoài ra giám đốc còn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với nhiệm vụ của công ty và phân cấp quản lý của Bộ.

Cùng với giám đốc, các phó giám đốc quản lý mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ nhằm đạt được những hiệu quả kinh tế cao, xây dựng và xét duyệt các phương án, ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán nguyên liệu... theo đúng chếđộ chính sách của nhà nước và thông lệ quốc tế.

* Phòng kinh doanh: Là phòng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước và nước ngoài, lên kế hoạch nhập, xuất hàng hóa.

Phòng kinh doanh tham mưu giám đốc về:

+ Lên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên thông tin của phòng kế hoạch thị trường.

+ Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và lập phương án xuất nhập khẩu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.

+ Nghiên cứu và tìm kiếm các biện pháp mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.

+ Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty.

+ Tham mưu cho giám đốc về các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện kế hoạch do công ty giao, tham gia các hoạt động phối hợp chung của công ty.

33

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty bia Lào)

Sơ đồ2.2: Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bia Lào

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất Đại lý phân phối Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Các chi nhánh Xí nghiệp sản xuất bia Chăm ắ Phòng kinh doanh Các cửa hàng Phòng kỹ thuật Các xí nghiệp sản xuất

34

+ Tổ chức các nguồn hàng nội địa, quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất ngành hàng đồ uống.

+ Có trách nhiệm đổi mới nâng cấp mạng lưới kho, cửa hàng.

* Phòng kế toán: ở công ty, phòng kế toán có các nhiệm vụ chính sau:

+ Viết phiếu xuất kho, lập sổ kế toán, theo dõi về lượng hàng nhập kho, xuất kho, tồn kho, tổng hợp các số liệu từ các đơn vị của Công ty gửi đến, có trách nhiệm hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Nộp thuếcho nhà nước theo quy định và báo cáo tình hình tài chính cho giám đốc.

+ Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu số liệu về kế toán tài chính, quyết toán tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ của nhà nước.

+ Báo cáo vềtài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản thuếcho nhà nước theo quy định.

+ Tính toán các thương vụ kinh doanh của các đơn vị, cơ sở trực thuộc, đưa ra các phương án khả thi để bảo lãnh vay vốn ngân hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý chi tiết hợp lý và có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

+ Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty qua hoạt động tài chính.

+ Hàng tháng hoặc quý tổ chức quyết toán, khi cần thiết thì tiến hành thanh tra tài chính đối với các thành viên trong Công ty.

+ Làm thủ tục thanh lý và quản lý tốt tiền mặt, điều phối vốn trong công ty. + Bảo toàn và phát triển vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn.

* Phòng kế hoạch thịtrường

+ Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm từ các số liệu báo các định kỳ của các bộ phận khác trong công ty, từ tình hình thực tế của thị trường, xây dựng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch dài hạn.

+ Điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm theo nhu cầu trên thịtrường, điều tiết kế hoạch vận chuyển hợp lý.

+ Có kế hoạch cung ứng vật tư cho các đơn vị theo kế hoạch.

+ Có trách nhiệm về chất lượng và bảo quản vật tư trong kho, quản lý tốt các kho của công ty.

35

thống lẫn mới đểtrình giám đốc và quyết định đầu tư kinh doanh. * Phòng kỹ thuật

Tham mưu cho giám đốc về máy móc kỹ thuật cho các dây chuyền, bộ phận sản xuất của công ty, xác định việc sửa chữa khôi phục mới máy mãc thiết bị, nghiên cứu hình thức mẫu mã, bao bì của sản phẩm.

* Phòng tổ chức hành chính. Có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý hồsơ của cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Cân đối tiền lương, tuyển lao động ngắn hạn và dài hạn, điều chỉnh lao động giữa các đơn vị; giải quyết, quyết định cho cán bộ công nhân viên về hưu, mất sức, kỷ luật, thôi việc...

+ Căn cứ vào chếđộ chính sách của nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể về chế độ bảo hộ lao động, quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hóa các nguyên tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, xác định định mức lao động.

+ Tuyển dụng lao động, đào tạo nâng bậc công nhân, bồi dưỡng các cán bộ quản lý tổ chức, hướng dẫn các đoàn tham gia thực tập.

Như vậy về mặt tổ chức bộ máy của công ty như trên là tương đối hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Một mặt cơ cấu tổ chức vẫn giữ nguyên chếđộ một thủtrưởng, chỉ có giám đốc là người có quyền ra quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác phát huy được sựgiúp đỡ của các phòng ban trong việc ra quyết định, đồng thời hướng dẫn tư vấn kiểm tra đối với các đơn vị thực hiện quyết định như xí nghiệp sản xuất, các chi nhánh, các trạm kinh doanh đồ uống.

2.2. THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2.2.1. Chức năng của công ty

Công ty bia Lào hoạt động với các chức năng chủ yếu sau:

+ Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ (như rượu, bia, nước giải khát), các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nguyên liệu sản xuất đồ uống, phương tiện vận chuyển thực phẩm, kinh doanh kho bãi, dịch vụ.

+ Tự tổ chức gia công sản xuất và chế biến hay liên doanh liên kết, hợp tác, đầu tư vốn với các thành phần kinh tếtrong và ngoài nước; thu mua trên thị trường trôi nổi các mặt hàng nguyên liệu sản xuất bia, nước giải khát, nước khoáng để tạo ra các nguồn hàng phục vụcho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

36

+ Trực tiếp tham gia xuất khẩu và nhận uỷ thác các mặt hàng bia, nước giải khát, nước khoáng theo quy định của nhà nước.

+ Tự tổ chức mua sắm nguồn hàng, tổ chức quản lý thị trường mặt hàng sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện tốt các chức năng trên, Công ty bia Lào phải đảm bảo chấp hành tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ khách hàng, liên doanh liên kết, đầu tư trong và ngoài nước... theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

+ Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

+ Chấp hành theo đúng luật pháp của nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

+ Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tếđã ký kết với đơn vị trong và ngoài nước.

+ Quản lý và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, phát huy quyền làm chủ tập thể, khả năng sáng tạo trong kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, phân phối lợi nhuận theo kết quảlao động một cách hợp lý.

2.2.2. Tiềm lực của công ty

* Nguồn vốn của công ty.

Công ty bia Lào là một doanh nghiệp liên doanh trực thuộc Bộ Công Thương nên nguồn vốn chủ yếu của công ty là do hai bên góp vốn và vốn vay từ các ngân hàng, trong đó lớn nhất là vốn của nhà nước và nước ngoài. Dưới đây là cơ cấu vốn của công ty trong các năm 2012 - 2014.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của công ty

37 Năm Tổng số Vốn cốđịnh Vốn lưu động Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) 2012 510 306 60 204 40 2013 552,5 320,45 58 232,05 42 2014 612 336,6 55 275,4 45

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của phòng tổ chức hành chính của công ty bia Lào)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của phòng tổ chức hành chính của công ty bia Lào)

Biểu đồ 2.3: Biểu đồcơ cấu vốn của Công ty bia Lào năm 2012 - 2014

Nhìn vào bảng biểu trên, ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng đều qua các năm. Cụ thểnăm 2012, nguồn vốn của Công ty là 510 tỷkíp, sang năm 2013 tăng lên 552,5 tỷ kíp và năm 2014 là 612 tỷkíp. Đó là tổng vốn, còn về từng loại vốn thì sao? Năm 2012 vốn cố định là 306 tỷ kíp, chiếm 60%, vốn lưu động là 204 tỷ kíp, chiếm 40%. Năm 2013 vốn cố định là 320,45 tỷ kíp, chiếm 58%, vốn lưu động là 232,05 tỷ kíp, chiếm 42%. Bước sang năm 2014 vốn cố định đã lên đến 336,6 tỷ kíp, chiếm 55%, vốn lưu động là 275,4 tỷ kíp, chiếm 45%. Từ con số phân tích này có thể rút ra một

điều là Công ty làm ăn tương đối ổn định và phát triển hay nói cách khác Công ty đã

phát triển và bảo toàn được vốn.

Cơ cấu vốn của Công ty có như trên là do Công ty hoạt động trên cả 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ khách hàng nên nguồn vốn tương đối là hợp lý với điều kiện kinh doanh hiện tại. Về tỷ trọng của vốn lưu động và vốn cốđịnh có sự thay đổi giảm cốđịnh và tăng lưu động là do năm 2012 công ty đầu tư vào một số dây truyền sản xuất như nhà máy sản xuất bia thứ hai, dây truyền sản xuất nước giải

- 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 350,00 400,00 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Vốn lưu động 204,00 232,05 275,40 Vốn cố định 306,00 320,45 336,60 Vốn lưu động Vốn cố định

38

khát và nước khoáng của Đan Mạch, năm 2013 thì đưa vào hoạt động, mặt khác Công

ty còn nâng cấp các kho bãi và tăng cường mở rộng mạng lưới bán hàng. Thêm vào đó, hiện nay ở Công ty mặt hàng bia đang được buôn bán với giá trị ngày càng lớn qua từng quý, từng năm.

* Nguồn lao động của Công ty.

Trong cơ chế thị trường hiện nay có thể nói nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, đặc biệt vai trò của nó trong kinh doanh thương mại lại càng rõ nét hơn.

Điều này đòi hỏi Công ty phải có chế độ tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình, không ngừng nâng cao chất lượng, cùng với nó là việc sắp xếp các vị trí một cách hợp lý phù hợp với năng lực sở thích của từng người. Là một doanh nghiệp lớn với số lượng cán bộ công nhân viên sấp sỉ 2.263 người nên Công ty rất chú ý đến chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vất chất. Hàng quý Công ty đều tổ chức bình xét A, B, C đánh giá hiệu quả lao động làm cơ sở để trả lương và thưởng cũng như việc xử lý nắm bắt những nhân viên lơ là trong công việc. Sau đây là kết cấu lao động của Công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm

2012 2013 2014

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1. Tổng lao động 2.057 100 2.165 100 2.263 100 - Lao động trực tiếp 1.522 73,98 1.621 74,87 1.681 74,3 - Lao động quản lý 158 7,67 172 7,93 188 8,3 - Lao động phụ trợ 377 18,35 372 17,2 394 17,4 2. Trình độ chuyên môn 2.057 100 2.165 100 2.263 100 - Trình độĐH, trên ĐH 439 21,33 510 23,54 647 28,6 - Trình độCĐ, TC và SC 367 17,82 440 20,31 484 21,4 - Còn lại 1.251 60,85 1.215 66,15 1.132 50,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của phòng tổ chức hành chính của công ty bia Lào)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy lực lượng lao động tăng đều qua các năm, có được điều này là do yêu cầu đòi hỏi của việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ

39

năm 2013 là 2.165 người, năm 2014 là 2.263 người. Ở Công ty, lao động được chia

làm 3 loại chính: Lao động trực tiếp, lao động quản lý và lao dộng phụ trợ. Trong đó lao động trực tiếp lần lượt qua các năm là 1.522 người, 1.621 người, 1.681 người; lao động quản lý là 158 người, 172 người, 188 người còn lao động phụ trợ là 377 người,

372 người, 394 người. Như vậy lao động trực tiếp tăng tương đối đều qua các năm và

lao động quản lý cũng vậy, tuy nhiên lao động phụ trợ thì có sự giảm xuống trong năm 2013 nhưng năm 2014 lại tăng lên chút ít. Tính về mặt tỷ trọng thì năm 2012lao động trực tiếp chiếm 73,98%, lao động quản lý chiếm 7,67%, phụ trợ18,35%; năm 2013 lao động trực tiếp là 74,87%, lao động quản lý là 7,93%, lao động phụ trợ là 17,2% và sang đến năm 2014 thì lao động trực tiếp là 74.3%, lao động quản lý là 8,3%, lao động phụ trợ là 17,4%. Từ phân tích này ta có thể thấy nguồn lao động được sắp xếp một cách tương đối hợp lý vì nó thay đổi phù hợp với diễn biến thị trường, lao động trực tiếp tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng là do Công ty đã đi vào vận hành một số xí nghiệp mới được đầu tư, còn lao động quản lý thì tương đối ổn định do không có sự

thay đổi trong cơ cấu phòng ban, nhưng lao động phụ trợ thì khác năm 2013 giảm hơn

so với năm 2012 là do lúc này kinh doanh dịch vụ khách hàng đã bị thu hẹp lại thêm vào đó là việc mở sản xuất của công ty.

Xét vềtrình độ chuyên môn thì qua bảng cho ta một con số rất khả quan. Cụ thể lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng tuyệt đối qua các năm như

sau. Năm 2012 là 439 người, năm 2013 là 510 người và năm 2014 là 647 người, tương

ứng kèm theo nó là về tỷ trọng cũng tăng đều qua các năm. Về lực lượng lao động có

trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thì năm 2012 là 367 người, năm 2013 là 440 người

và năm 20143 là 484 người. Như vậy lực lượng này cũng tăng qua các năm. Cuối cùng

là lực lượng lao động ngoài 2 lực lượng trên thì giảm đi rõ rệt qua các năm, cụ thểnăm

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty bia lào (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)