Quản lý quá trình dạy học trong nhà tr−ờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 71 - 74)

Ngay từ những ngày đầu và đặc biệt kể từ khi thành lập tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên (tháng 01 năm 2003) trên cơ sở nâng cấp từ tr−ờng CĐSPKTI, nhà tr−ờng đã không ngừng hoàn thiện đổi mới CTĐT, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và ph−ơng tiện dạy học. Tr−ớc yêu cầu, nhiệm vụ mới, đội ngũ GV của tr−ờng đ−ợc bổ sung về số l−ợng, từng b−ớc nâng cao về chất l−ợng, bồi d−ỡng về chuyên môn, nghiệp vụ s− phạm và chú

trọng việc đổi mới ph−ơng pháp dạy và học. “Với quan điểm: đổi mới một cách mạnh mẽ ph−ơng pháp dạy và học vừa là yêu cầu bức xúc, vừa là nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố quyết định việc nâng cao chất l−ợng đào tạo đã đ−ợc lãnh đạo tr−ờng chỉ đạo và triển khai thực hiện một cách triệt để, đồng bộ ” [35,Tr.52].

Ngoài việc đặt ra yêu cầu, với nhiều hình thức, nhà tr−ờng đã tập trung bồi d−ỡng ph−ơng pháp giảng dạy cho các GV hạt nhân, sau đó nhân rộng trong toàn tr−ờng để tạo đ−ợc b−ớc ngoặt căn bản và sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động; mọi GV đều quán triệt yêu cầu và thực hiện đổi mới ph−ơng pháp, coi trọng vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và khả năng lập nghiệp của ng−ời học, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và cách học của HSSV.

Cùng với việc đổi mới hình thức và ph−ơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV, việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập đã tạo ra b−ớc đột phá để đổi mới cách dạy và học, cách quản lý đào tạo từng b−ớc giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu và thảo luận chuyên đề.

Tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó trọng tâm là đổi mới ph−ơng pháp giảng dạy, ph−ơng pháp đánh giá kết quả của ng−ời học. Để nâng cao chất l−ợng đào tạo, các khoa đã động viên GV tham gia biên soạn đề c−ơng, bài giảng, giáo trình giảng dạy (mặc dù đa số ch−a đ−ợc nghiệm thu chính thức, nhà tr−ờng ch−a có những qui định cụ thể về việc tổ chức biên soạn và kinh phí cho công tác giáo trình) song đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Tổ chức các hoạt động dự giờ giảng của GV để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trong dạy học thực hành đã áp dụng phiếu h−ớng dẫn, phiếu bài tập để giúp cho SV độc lập hơn trong học tập. Việc chấp hành qui chế giảng dạy đ−ợc tập thể GV tuân theo nghiêm ngặt. Không có các

tr−ờng hợp vi phạm qui chế lên lớp. Tuy nhiên, còn có hiện t−ợng bỏ giờ (chủ yếu do nhầm giờ và đổi giờ). Về công tác tổ chức thi, kiểm tra đánh giá đ−ợc các khoa, bộ môn chỉ đạo nghiêm ngặt theo qui định 25 của Bộ GD & ĐT (quyết định 04 tr−ớc đây) và không có biểu hiện tiêu cực, đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng, đánh giá đ−ợc kiến thức, kỹ năng, năng lực của ng−ời học và có tác động tích cực đến ph−ơng pháp dạy và học. Tuy nhiên do đội ngũ GV biến động, công việc ở trong và ngoài tr−ờng nhiều nên có những môn phải chuyển hình thức thi (vấn đáp sang thi viết). Bên cạnh đó,

nhà tr−ờng ch−a có qui định cho công tác biên soạn ngân hàng câu hỏi, thiếu sự chỉ đạo các khoa, bộ môn lập kế hoạch biên soạn ngân hàng câu hỏi theo h−ớng trắc nghiệm khách quan ở một số môn có thể trong điều kiện hiện nay.

Cho đến nay, đổi mới ph−ơng pháp dạy và học, ph−ơng pháp kiểm tra đánh giá ở tr−ờng vẫn còn nhiều việc phải làm và có nhiều những khó khăn khi thực hiện triển khai. Nh− Báo cáo mới đây (ngày 03/ 11/ 2006) của Khoa Công nghệ thông tin (đ−ợc xem là khoa mũi nhọn của tr−ờng) về công tác đào tạo trong đó có đào tạo liên thông thì ngoài 3 phòng thực hành (có khoảng 135 máy tính) chỉ có duy nhất 1 máy projector đã cũ cho các phòng học lý thuyết (không có phòng chức năng). Dẫn tới “...có một số v−ớng mắc khi thực hiện ph−ơng pháp giảng dạy mới – giảng dạy không dùng phấn bảng - đó là thiếu trang thiết bị để thực hiện. Cụ thể là giáo viên có bài giảng điện tử nh−ng không thể trình chiếu đ−ợc vì thiếu ph−ơng tiện” [34]. Về dạy thực hành ở các khoa, bộ môn trong tr−ờng cũng có nhiều những hạn chế, chủ yếu do số l−ợng SV đông và một phần do số l−ợng bài tập và bài tập lớn còn ít (ch−a có ngân hàng bài tập lớn).

Quản lý tốt quá trình dạy học trong nhà tr−ờng nhằm h−ớng tới mục tiêu nâng cao chất l−ợng đào tạo. Tuy nhiên, đây là một bài toán khó đối với cả ngành GD xét ở cả hai góc độ: sự tự đổi mới của ng−ời thầy và các điều kiện để ng−ời thầy thực hiện đổi mới. Bộ GD & ĐT cần có sự chỉ đạo và đ−a

ra các giải pháp cụ thể để các tr−ờng tiếp tục đổi mới ph−ơng pháp dạy học, ph−ơng pháp kiểm tra đánh giá và thuận lợi hơn trong việc thực hiện.

2.3. các yếu tố đầu ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 71 - 74)