Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 32 - 36)

Quản lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đ−ờng lối, chính sách để giáo dục phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội trong xu h−ớng hội nhập, toàn cầu hoá. Một trong những vấn đề bức xúc nhất trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo hiện nay là quản lý giáo dục yếu kém. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo, nhà quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục là lực l−ợng nòng cốt và có vai trò quan trọng. Nhà quản lý giáo dục và các cơ quan giáo dục đều cần có trách nhiệm tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất l−ợng của sản phẩm giáo dục.

Quản lý giáo dục đ−ợc hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến các khách thể quản lý trong lĩnh vực hoạt động/ công tác giáo dục. Nói một cách đầy đủ, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực l−ợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao chất l−ợng đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội.

a) Đặc tr−ng của quản lý giáo dục

Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội. Quản lý giáo dục cũng chịu sự chi phối của các qui luật xã hội và tác động của quản lý xã hội. Quản lý giáo dục có những đặc tr−ng chủ yếu sau đây:

+ Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý giáo dục phải ngăn ngừa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm cũng nh− không đ−ợc phép tạo phế phẩm.

+ Quản lý GD nói chung, quản lý nhà tr−ờng nói riêng phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động s− phạm so với lao động xã hội nói chung.

+ Trong quản lý chất l−ợng GD, các hoạt động quản lý hành chính nhà n−ớc và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời, tạo thành hoạt động quản lý GD thống nhất.

+ Quản lý GD đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển,...

+ GD là sự nghiệp của quần chúng. Quản lý GD phải quán triệt quan điểm của quần chúng.

Dựa vào phạm vi quản lý, ng−ời ta chia ra hai loại quản lý GD là: + Quản lý hệ thống GD: quản lý GD diễn ra ở tầm vĩ mô trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa ph−ơng (tỉnh, thành phố).

+ Quản lý nhà tr−ờng: quản lý GD ở tầm vi mô, trong phạm vi một đơn vị, một cơ sở GD.

Có thể nói rằng, nhà tr−ờng hay tr−ờng học là khách thể quản lý của các cấp quản lý GD trong hệ thống GD quốc dân, đồng thời, tr−ờng học lại là một chủ thể quản lý – một hệ thống độc lập tự quản của xã hội.

b) Chức năng của quản lý giáo dục

Quản lý GD có những chức năng cơ bản của quản lý nói chung, đó là: Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo - điều hành, kiểm tra - đánh giá.

* Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động và những điều kiện đảm bảo thực hiện đ−ợc các mục tiêu đó. Lập kế hoạch có các nhiệm vụ sau:

+ Phân tích môi tr−ờng và phân tích nhu cầu; + Đề ra mục tiêu, ch−ơng trình;

+ Lập kế hoạch ch−ơng trình; + Nghiên cứu xác định tiến độ; + Thực hiện;

+ Kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện.

Hình 1.2. Lập kế hoạch trong quá trình quản lý

* Tổ chức

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hạn và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt đ−ợc các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Tổ chức có các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc); + Tạo sự hợp tác, liên kết;

+ Xây dựng các yêu cầu; + Lựa chọn, sắp xếp; + Bồi d−ỡng cho phù hợp;

+ Phân công nhóm và cá nhân. * Chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển

Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để cùng nhau đạt đ−ợc các mục tiêu của tổ chức. Chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển có các nhiệm vụ sau:

+ Kích thích động viên; + Thông tin hai chiều;

+ Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế. * Kiểm tra

Là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức. Kiểm tra có các nhiệm vụ sau:

+Xây dựng định mức và tiêu chuẩn;

+ Các chỉ số công việc, ph−ơng pháp đánh giá; + Rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

Các chức năng của quản lý GD có quan hệ t−ơng tác với nhau, gắn bó với nhau. Trong mọi hoạt động quản lý GD, thông tin quản lý GD luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó đ−ợc coi nh− “máu” của hoạt động quản lý GD.

GD góp phần phát triển các cá nhân, thúc đẩy mỗi tổ chức, mỗi xí nghiệp và toàn xã hội. GD ĐH của ta hiện nay có một khoảng cách so với các n−ớc trong khu vực và thế giới. Việc tìm những tồn tại và đề xuất các giải pháp tăng c−ờng quản lý GD ĐH nhằm nâng cao chất l−ợng quản lý GD sẽ góp phần giảm bớt khoảng cách này. Quản lý GD là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao chất l−ợng GD ĐT.

1.3. đánh giá chất l−ợng đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 32 - 36)