Thực trạng chung của xây dựng, thực hiện các CTĐT tại tr−ờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 42 - 46)

Tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên đ−ợc thành lập tháng 1 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp tr−ờng Cao đẳng SPKT I, có nhiệm vụ đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau (GVKT/DN trình độ cao đẳng và đại học, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ may, công nghệ chế tạo máy, quản trị kinh doanh, công nghệ kỹ thuật ô tô,... ) với nhiều loại hình đào tạo đa dạng (chính qui, liên thông, hoàn chỉnh kiến thức, đào tạo văn bằng 2, vừa làm vừa học,...) nh− hình 2.1 d−ới đây.

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới của ngành, nhà tr−ờng đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung ch−ơng trình, ph−ơng pháp dạy và học, xây dựng các CTĐT theo h−ớng tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, bao gồm cả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, tác phong và trách nhiệm của ng−ời học, đảm bảo tính liên thông của các ch−ơng trình, phù hợp với điều kiện thực tiễn, và nhu cầu của ng−ời sử dụng lao động, tiến tới tạo khả năng hội nhập.

Các CTĐT của nhà tr−ờng đ−ợc xây dựng theo niên chế học phần dựa trên ch−ơng trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, theo h−ớng căn bản, liên thông để vừa đảm bảo chất l−ợng đào tạo vừa có thể thay đổi thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật – công nghệ, thuận lợi cho việc tiếp cận đào tạo theo học chế và tín chỉ. Hiện nay, nhà tr−ờng đã xây dựng và triển khai thực hiện các CTĐT liên thông từ THCN và cao đẳng lên đại học để thực hiện nhiệm vụ thí điểm đào tạo liên thông và là cơ sở để xây dựng các CTĐT theo tinh thần Luật Giáo dục 2005 và Qui chế Tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui (Qui chế 25) [35,Tr.52].

Bên cạnh những thành quả đạt đ−ợc trong thiết kế, xây dựng CTĐT các ngành học khác nhau, thì CTĐT của tr−ờng còn có nhiều những tồn tại từ phía chủ quan và khách quan làm ảnh h−ởng không nhỏ đến chất l−ợng đào tạo cũng nh− khả năng đáp ứng thị tr−ờng lao động của các SV sau khi tốt nghiệp.

Thứ nhất: Theo điều 41 của Luật Giáo dục 2005: “Ch−ơng trình GD ĐH thể hiện mục tiêu của GD ĐH;...”. Nh− đã nói ở phần trên (phần 1.1.3) thì mục tiêu GD ĐH nói chung, mục tiêu GD của trình độ cao đẳng nói riêng trong điều 39 của Luật GD 2005 ch−a có tính thực tiễn, ch−a đề cập, đề cao yếu tố độc lập, chủ động, khả năng tập trung, tác phong công nghiệp, và đặc biệt là sự sáng tạo, tính thích nghi. Mục tiờu giỏo dục trong Luật giỏo dục cũn tỏch GDĐH Việt Nam với GDĐH thế giới và chưa nhấn mạnh đỳng mức đến yờu cầu tri thức hiện đại của người học. Nh− vậy, CTĐT cho từng ngành đào tạo

của tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên đ−ợc xác định theo tinh thần của Luật GD 2005 không tránh khỏi thực trạng đáng buồn này.

Thứ hai: Ch−ơng trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học đ−ợc qui định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về ch−ơng trình GD ĐH. Các CTĐT các ngành, nghề của tr−ờng đ−ợc thiết kế theo ch−ơng trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng kiểu cấu trúc

CTĐT theo môn học: CTĐT theo môn học đ−ợc cấu trúc bởi hệ thống các môn học đ−ợc sắp xếp theo một trình tự nhất định. Toàn bộ nội dung, thời gian của khoá học đ−ợc định tr−ớc. Điều này có những vấn đề sau:

a. Ch−ơng trình khung qui định quá chi tiết đến từng môn học, thời l−ợng môn học (bao gồm phần chuyên ngành, phần khu vực),

b. Các môn Chính trị, Quân sự, Thể dục chiếm thời l−ợng lớn thời gian học tập (trong CTĐT cao đẳng là 1/8),

c. Cũng còn những vấn đề nằm trong những vấn đề tồn tại chung của việc xây dựng CTĐT trong các tr−ờng cao đẳng, đại học ở n−ớc ta hiện nay là lạc hậu, đ−ợc xây dựng chủ yếu bằng kinh nghiệm. “Việc sửa đổi đã và đang đ−ợc tiến hành không hiệu quả”. Ch−a chú ý đến khoa học xây dựng ch−ơng trình, tính hiện đại và thiết thực của nó [31].

Thứ 3: Trong nhiệm vụ thí điểm đào tạo liên thông, nhà tr−ờng đã xây dựng và triển khai CTĐT liên thông từ THCN và cao đẳng lên đại học. Tuy nhiên việc đánh giá lại kết quả, hiệu quả đạt đ−ợc của các CTĐT liên thông này vẫn còn ch−a đ−ợc đề cập đến. Các ch−ơng trình, nội dung đào tạo liên thông giữa các trình độ còn độc lập với nhau, ch−a có sự gắn kết chặt chẽ. “Điều này dẫn đến thực trạng: Học nhiều nhưng kiến thức mới khụng được bao nhiờu, kiến thức chưa đỏp ứng tương đương trỡnh độ” [31].

Thứ 4: CTĐT đ−ợc xây dựng theo các môn học, ít bám sát với ngành nghề đào tạo. GV tập trung phần lớn vào bao quát tài liệu giảng dạy. CTĐT của nhà tr−ờng có thể chủ động thay đổi ở một số môn học, nội dung học tập

nhất định nh−ng không nhiều, dẫn đến CTĐT thiếu tính linh hoạt. Điều này có những vấn đề sau:

• Kỹ năng thực hành nghề chỉ đ−ợc hình thành sau một thời gian học tập trung t−ơng đối dài ở tr−ờng,

• Khó khăn khi muốn thay đổi ch−ơng trình,

• Không tạo cơ hội cho ng−ời học đ−ợc lựa chọn ch−ơng trình học phù hợp với ch−ơng trình cá nhân, ng−ời học khó chủ động trong hoạt động học tập của mình.

Với sự giúp đỡ của dự án Đào tạo nghề VN, nhiều cuộc khảo sát thị tr−ờng lao động đã đ−ợc các khoa thực hiện. Kết quả cho thấy, SV của tr−ờng có thể đảm nhận một số vị trí ở phòng kỹ thuật nh−ng không đ−ợc đánh giá cao về trình độ ngoại ngữ. Bản thân một số SV cũng mong muốn đảm nhận những công việc với mức l−ơng cao hơn và thú vị hơn là công việc của một kỹ thuật viên thông th−ờng. Ví dụ, SV của khoa Kỹ thuật may và Thời trang chỉ có thể đảm nhận một số vị trí của phòng kỹ thuật nh−ng thiếu kỹ năng làm việc hiện đại và có thể giao tiếp với khách hàng quốc tế (nhu cầu cao về Merchandiser).

Từ thực tế việc làm và tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp, cũng nh−

hoàn cảnh cụ thể của tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên, lãnh đạo nhà tr−ờng luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác phát triển CTĐT của các ngành học, cấp học trong toàn tr−ờng. Hiện nay, nhà tr−ờng đang phát triển CTĐT kỹ s− theo định h−ớng nghề nghiệp đối với 2 ngành CNTT và Điện - Điện tử, đây là một phần trong dự án giáo dục đại học VN – Hà Lan. Phát triển CTĐT đại học theo định h−ớng nghề nghiệp đã đ−ợc thực hiện thành công ở nhiều n−ớc phát triển và Hà Lan là một trong các n−ớc đó. Do vậy, các tr−ờng đại học VN nói chung và tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên nói riêng có thể học hỏi những kinh nghiệm quí báu này, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt từ phía đối tác (các tr−ờng đại học, chính phủ). Có thể nói rằng, phát triển CTĐT theo định

h−ớng nghề nghiệp ở tr−ờng Đại học SPKT H−ng Yên là một h−ớng đi đứng đắn, nó dựa trên những cơ sở khoa học, cũng thành tựu của khoa học giáo dục của thế giới. CTĐT kỹ s− theo định h−ớng nghề nghiệp của 2 ngành CNTT và Điện - Điện tử đang sớm đi vào hoàn thiện (ch−ơng trình khung tháng 9 năm 2006) và có thể đ−a vào áp dụng trong năm học 2007 – 2008 (tháng 9 năm 2007).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng định hướng thị trường lao động tại trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 42 - 46)