Cơ sở triết học

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 59 - 60)

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì mẫu thuẫn bên trong là nguồn gốc động lực cho sự phát triển của sự vật hiện t−ợng. Qúa trình học tập của học sinh là quá trình nhận thức độc đáo diễn ra theo quy luật của quá trình nhận thức nói chung. Để cho quá trình nhận thức độc đáo này có hiệu quả cần phải tạo ra động lực nhận thức ở học sinh. Muốn vậy phải tạo ra mâu

thuẫn nhận thức, đó là mẫu thuẫn giữa yêu cầu của nhiệm vụ nhận thức với vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của học sinh.

Nhà lý luận dạy học Nga Danhilop đã cho rằng: Động lực của quá trình học tập là mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong quá trình dạy học với trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên mâu thuẫn chỉ trở thành động lực nhận thức khi thoả mãn ba điều kiện :

Thứ nhất : Mâu thuẫn phải đ−ợc ng−ời học ý thức đầy đủ, đồng thời ng−ời học nhận thức rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, biết đánh giá đúng mức trình độ hiện có của mình và trong bản thân xuất hiện nhu cầu giải quyết khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Thứ hai : Mâu thuẫn phải vừa sức với ng−ời học mới kích thích đ−ợc ng−ời học hăng hái tiếp nhận nó để giải quyết một cách trọn vẹn.

Thứ ba : Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến, tức là mâu thuẫn nảy sinh một cách tất yếu trên con đ−ờng vận động đi lên của quá trình dạy học nói chung và quá trình nhận thức của ng−ời học nói riêng.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)