Học cá nhân đi đôi với học bạn. Học thầy không tày học bạn, học bạn là b−ớc đầu cần thiết cho ng−ời học biết học. Học mọi ng−ời, mọi nơi, mọi lúc, mọi thứ và bằng mọi cách, tức là xã hội hoá việc học.
Nơi học bạn hàng ngày là lớp học. Lớp học là cộng đồng các chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày mai của ng−ời học ở ngay trong nhà tr−ờng.
Đ−ợc tổ chức nhằm mục đích giáo dục, lớp học trở thành môi tr−ờng xã hội trung gian giữa thầy và trò.
Trong thời đại hiện nay, mọi hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học hay quản lý xã hội đều là hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học hay quản lý xã hội đều là hoạt động hợp tác. Hoạt động học diễn ra trong môi tr−ờng xã hội lớp học không thể nào là hoạt động cá nhân thuần tuý mà cũng phải là hoạt động hợp tác.
“ Suy nghĩ tức là hành động” ; “ Hành động tức là hợp tác”
Tri thức vừa là kết quả hành động của cá nhân ng−ời học vừa là sản phẩm của xã hội lớp học tr−ớc khi trở thành thật sự khoa học.
Mặt khác, học giao tiếp xã hội, học cách sống không thể học riêng lẻ một mình đ−ợc mà phải học giao tiếp ngay trong cuộc sống xã hội, cũng nh− muốn biết bơi thì phải nhảy xuống n−ớc. Lớp học là nơi giao tiếp th−ờng
xuyên mặt đối mặt, giữa trò và trò, giữa thầy với trò, và khi cần có thể bố trí lại theo không gian tròn hay hình chữ U thuận lợi cho việc giao tiếp đối thoại trò - trò mặt đối mặt với nhau.
Thông qua quá trình tự lực khám phá ra tri thức, ng−ời học có thể tạo ra sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân bao gồm tri thức mới, ph−ơng pháp hành động mới, song sản phẩm đó có thể ch−a mang tính khách quan, khoa học đầy đủ. Thông qua việc trình bày, bảo vệ sản phẩm của mình ở tập thể lớp học, trao đổi, tranh luận với các bạn cùng lớp hay cùng nhóm, kíp, đội..) Kiến thức chủ quan của ng−ời học mới giảm đ−ợc phần chủ quan, khoa học. Học bạn, hợp tác với các bạn, ng−ời học mới có thể tự nâng mình lên trình độ mới. Trong quá trình lao động tập thể, tranh luận, đối thoại trò- trò, trò- thầy ở lớp học th−ờng diễn ra các tình huống đấu tranh giữa chủ quan và khách quan, đúng và sai, khẳng định và phủ định, cá nhân và cộng đồng… các tình huống đó lặp đi lặp lại làm cho ng−ời học phát hiện ra đ−ợc cách ứng xử với sự vật và ng−ời khác, dần dần tìm ra đ−ợc cách ứng xử với sự vật và con ng−ời; từ đó quá trình khám phá tri thức mới cũng là quá trình hình thành nhân cách, quá trình tự học cách sống trong xã hội thông qua vai trò của xã hội - lớp học.
Nh− vậy, tác động xã hội hoá của sự hợp tác trò- trò của cộng đồng lớp học là hết sức quan trọng không thể thiếu đ−ợc, song vẫn là ngoại lực và có thể có nguy cơ rơi vào lối học tập thể hình thức, ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, không biết đến cá nhân làm gì trong tập thể lớp.. nếu không dựa trên cơ sở phát huy nội lực- năng lực tự học, tính tự lực chủ động của ng−ời học. Thông qua các hoạt động hợp tác, ng−ời học phải nỗ lực tự thể hiện mình, tức là: tự đặt mình vào trong tình huống nhiệm vụ học, tập sắm vai các nhân vật trong tình huống, đ−a ra cách xử lý, tự thể hiện mình bằng văn bản ghi lại những gì mình đã nghiên cứu ban đầu của mình; tỏ rõ thái độ của mình tr−ớc chủ kiến của các bạn, tranh luận đúng sai; tự rút ra kết luận, bài học cho bản thân qua các hoạt động tập thể…
So với ph−ơng pháp ch−ơng trình hoá, hệ ph−ơng pháp dạy - tự học nhấn mạnh đến sự kết hợp quá trình cá nhân hoá với quá trình xã hội hoá việc học, không nhấn mạnh một chiều đến cá nhân hoá làm cho việc học cá nhân hoá trở thành quá đơn độc, không cần đến sự hợp tác của các bạn, đồng thời cũng đề phòng xu h−ớng hình thức chủ nghĩa trong lối học tập thể.
Tuy vậy, cả cá nhân, cả cộng đồng các chủ thể có thể gặp phải những vấn đề nan giải, những tình huống không xử lý đ−ợc, những vật cản khó v−ợt qua, những cuộc tranh luận không tài nào kết luận đ−ợc, những tri thức mới cả lớp ch−a ai biết đến… Phải nhờ đền thầy “ Không thầy đố mày làm nên”.